Trên thực tế, rất nhiều người trong chúng ta đã gặp hiện tượng các vật nhiễm điện do ma sát mà không biết đến khái niệm này. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là nhiễm điện do ma sát. Cùng chongiadung.net tìm hiểu Lời giải câu hỏi nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng gì – Vật lý 7 trong bài viết dưới đây
Nội dung bài viết:
Tìm hiểu về sự nhiễm điện và vật nhiễm điện là gì?
Sự nhiễm điện do cọ sát là gì?
- Nói một cách dễ hiểu, nhiễm điện do cọ xát là khi các vật bị nhiễm điện khi chúng cọ xát với nhau. Các vật khi cọ xát nhiều lần sẽ dẫn đến xuất hiện dòng điện và bút thử điện phát sáng.
- Để giải thích điện tích cọ xát, các nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng này xảy ra khi có sự chuyển động của các electron mang điện. Lúc này, điểm tiếp xúc giữa các vật tăng lên, đồng thời gây ra hiện tượng vật thiếu êlectron và vật thừa êlectron. Từ đó, các êlectron mang điện có thể chuyển động từ vật này sang vật khác gây ra dòng điện.
Ví dụ: Chà thước nhựa vào vải len
- Đặt thước nhựa nhiễm điện lại gần mẩu giấy ta thấy thước nhựa có thể hút được những mẩu giấy đó.
- Nếu bút thử điện chạm vào thước nhựa thì bóng đèn trong bút thử điện sẽ nhấp nháy.
Vật nhiễm điện là gì?
- Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hoặc đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác
Lời giải câu hỏi nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng gì – Vật lý 7
Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng gì?
- Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện và có khả năng hút các vật khác
Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng bóng đèn
- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách nào?
- Có 3 cách để làm một vật nhiễm điện, đó là: Cọ sát, tiếp xúc và hưởng ứng.
Nhận xét nào sau đây là đúng khi cọ xát nhiều vật
- A. Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì có khả năng đẩy các vật khác
- B. Thước nhựa sau khi được cọ xát có tính chất đẩy các vật nhẹ
- C. Sau khi được cọ xát, nhiều vật có khả năng hút các vật khác
- D. Mảnh pôliêtilen sau khi bị cọ xát bằng mảnh len không có khả năng hút hoặc đẩy các vụn giấy
Đáp án C: Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì có khả năng hút các vật khác. Vì khi đó chúng được nhiễm điện
Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì có khả năng
- A. hút được mảnh vải khô
- B. hút được mảnh ni lông.
- C. hút được mảnh len
- D. hút được thước nhựa.
Đáp án B: Thanh thủy tinh sau khi cọ xát bằng mảnh vải lụa thì có khả năng hút được mảnh ni lông.
Chọn câu sai có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
- A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
- B. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
- C. Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác
- D. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau
Đáp án D sai vì: Các vật nhiễm điện cùng dấu đẩy nhau, khác dấu hút nhau
A, B, C – đúng
Giải thích vì sao khi bị cọ xát thì vật lại có khả năng hút được các vật khác
- Vì khi cọ xát thì các electron ở xung quanh nguyên tử dịch chuyển nên sẽ có vật nhận thêm electron và có vật sẽ mất đi electron( Vì các electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này qua vật khác) nên hai vật này sẽ nhiễm điện trái dấu.
>>Đọc thêm: Bộ quốc triều hình luật hay luật hồng đức được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào<<
Một số câu hỏi và câu trả lời khác về sự nhiễm điện vật lý 7
Câu hỏi trang 49 SGK vật lý 7
Câu C1 trang 49 SGK Vật Lý 7: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặt biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
- Trả lời: Khi chải, lược nhựa cọ xát với tóc khô nên cả hai đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút, kéo thẳng ra.
Câu C2 trang 49 SGK Vật Lý 7: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặt biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí?
- Trả lời: Khi thổi vào mặt bàn thì bụi bay đi vì mặt bàn không nhiễm điện nên không hút được bụi nên khi thổi bụi trên đó sẽ bay đi. Về phần cánh quạt khi quay, nhất là phần mép của quạt cọ xát nhiều với không khí nên bị nhiễm điện và ở khu vực đó có khả năng hút bụi trong không khí ngày càng nhiều.
Câu C3 trang 49 SGK Vật Lý 7: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
- Trả lời: Khi lau chùi gương soi, kính của sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, thì sự cọ xát làm cho chúng nhiễm điện nên chúng hút bụi vải bám vào nhiều hơn. Thông thường để làm sạch bụi gương soi, màn hình tivi ta nên lau bằng giấy báo ẩm, vì lau như vậy có thể không làm cho mặt gương hay màn hình tivi nhiễm điện.
Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:
- A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.
- B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.
- C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.
- D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.
Đáp án B
Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi
- A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
- B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
- C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
- D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
Đáp án: A
>>Đọc thêm: Sông và hồ khác nhau như thế nào bài tập địa lý 6<<
Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử.
- A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm.
- B. Hạt nhân không mang điện tích.
- C. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.
- D. Hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, lớp vỏ không mang điện.
Đáp án: C
Chọn phát biểu sai về vật bị nhiễm điện
- A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.
- B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.
- C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.
- D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.
Đáp án: B
Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
- A. vật b và c có điện tích cùng dấu
- B. vật b và d có điện tích cùng dấu
- C. vật a và c có điện tích cùng dấu
- D. vật a và d có điện tích trái dấu
Đáp án: C
Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào sai
- A. Lấy một mảnh lụa cọ xát vào thanh thủy tinh thì thanh thủy tinh có khả năng hút các vụn giấy.
- B. Sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô, thước nhựa có tính chất hút các vật nhẹ.
- C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì có khả năng hút các vật khác.
- D. Không cần bị cọ xát một thanh thủy tinh hay một thước nhựa cũng hút được các vật nhẹ.
Đáp án: D
Phát biểu nào sau đây về nguồn điện là sai?
- A. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
- B. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích cùng loại giống nhau.
- C. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch kín.
- D. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích khác loại.
Đáp án: B
>>Đọc thêm: Chứng minh câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim<<
Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
- A. Quạt máy
- B. Acquy
- C. Bếp lửa
- D. Đèn pin
Đáp án: B
Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây?
- A. Quạt điện đang quay liên tục.
- B. Bóng đèn điện đang phát.
- C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện.
- D. Rađio đang nói.
Đáp án: C
Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không thành dòng điện?
- A. Các hạt mang điện tích dương.
- B. Các hạt nhân của nguyên tử.
- C. Các nguyên tử.
- D. Các hạt mang điện tích âm.
Đáp án: C
Em hãy giải thích các nghịch lý sau
- Càng lau chùi bàn ghế thì càng bám nhiều bụi bẩn
- Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng
Đáp án:
- Càng lau chùi bàn ghế thì càng bám nhiều bụi bẩn vì: Khi lau chùi bàn ghế bằng vải khô, bàn ghế và vải khô cọ xát với nhau dẫn đến bàn ghế bị nhiễm điện nên hút các vật nhỏ là các bụi vải dẫn đến càng bám nhiều bụi bẩn hơn.
- Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng vì: Khi chải tóc, lược cọ xát với tóc dẫn đến các sợi tóc bị nhiễm điện cùng dấu ta càng chải chúng càng bị kéo thẳng ra và dựng đứng lên.
Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?
Đáp án:
- Vì khi di chuyển xe bồn chở xăng dầu sẽ cọ xát với không khí nên dễ nhiễm điện gây cháy nổ. Vì vậy, xe bồn chở xăng dầu thường có dây xích tụt xuống mặt đường để truyền điện tích từ xe xuống mặt đường khiến xe không còn nhiễm điện.
Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm?
Đáp án:
- Muốn biết thước nhựa có nhiễm điện hay không ta đưa một đầu thước nhựa sát vào mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy thì thước nhựa đã nhiễm điện.
- Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại tích điện âm được treo bằng sợi chỉ mềm. Nếu đẩy quả cầu ra khỏi thước nhựa thì thước nhựa nhiễm điện âm.
Dùng 1 thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá. Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh, sau khi chạm quả cầu vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Giải thích vì sao?
Đáp án:
- Vì khi quả cầu chạm vào thanh thủy tinh hai vật truyền điện tích cho nhau làm cho quả cầu bị nhiễm điện cùng loại với thanh thủy tinh.
- Vì nhiễm điện cùng loại nên sau đó chúng đẩy nhau ra.
>>Đọc thêm: Các chất được cấu tạo như thế nào Bài tập Vật lý 8<<
Để thắp sáng một bóng đèn pin thì cần những đồ vật hay dụng cụ nào? Phải làm gì với những đồ vật hay dụng cụ này thì bóng đèn pin mới sáng?
Đáp án:
- Để thắp sáng một bóng đèn pin ta cần: nguồn điện, dây dẫn, công tắc (khóa k) và bóng đèn.
- Nối bóng đèn với dây dẫn và khóa K rồi mắc vào nguồn điện. Khi đóng khóa K đèn sáng, khi ngắt khóa k, đèn tắt.
Hãy kể tên ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquy.
Đáp án:
- Ba thiêt bị hay dụng cụ có sử dụng nguồn điện là acquy là: Xe máy, ô-tô, đèn thắp sáng.
Trên đây là chia sẻ Lời giải câu hỏi nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng gì – Vật lý 7. Mong rằng bài viết mang lại chút kiến thức cho bạn.