Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào

Chắc hẳn chúng ta đã quen thuộc với ngày tựu trường va ngày khai giảng vì mỗi năm sẽ có lịch tựu trường, khai giảng dành cho các cấp học. đây là ngày đầu tiên học sinh tới trường sau những kì nghỉ, vậy Tựu trường với khai giảng là gì?. Cùng tìm hiểu Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào trong bài viết dưới đây.

Tựu trường là gì?
Tựu trường là gì?

Nội dung bài viết:

Tựu trường là gì?

Tựu trường là một từ Hán Việt ghép từ chữ “tựu” có nghĩa là tập hợp, tụ họp lại một chỗ và “trường” để chỉ một trường, lớp, trường. Tựu trường có nghĩa là tụ tập, tụ tập ở trường. Ngày tựu trường là ngày học sinh và giáo viên cùng nhau tập trung tại trường để chuẩn bị cho một năm học mới, một học kỳ mới.

Lịch tựu trường 2021 - 2022
Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào

Ý nghĩa ngày tựu trường

  • Tựu trường có ý nghĩa là ngày công tác chuẩn bị cho ngày khai giảng được suôn sẻ, bao gồm cả về chuẩn bị tâm lý cho học sinh trước năm học mới. Học sinh sau một kỳ nghỉ dài có thể mang tâm lý lười biếng, uể oải. Phải mất một khoảng thời gian mới đưa các em vào guồng học tập được.
  • Để phù hợp với chương trình học theo sách giáo khoa và đảm bảo thời gian cho các cháu học đúng theo chương trình các bậc học quy định của Bộ giáo dục.
Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào
Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào

Ngày tựu trường là ngày nào

Giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên tựu trường ngày 29/8. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất là ngày 22/8. Tựu trường ngày 29/8; riêng đối với lớp 1 ngày 22/8.

Ngày tựu trường là ngày nào
Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào

Ngày khai giảng là ngày gì

Ngày khai giảng năm học mới là ngày khai giảng hay ngày khai trường đầu tiên của một năm học mới. Tại Việt Nam, theo truyền thống thì các trường thường tổ chức lễ khai giảng năm học mới vào ngày 5/9.

Danh từ “khai giảng” là một cụm từ Hán Việt. Trong đó, từ “khai” có nghĩa là mở ra hay bắt đầu một thứ gì đó, từ “giảng” có nghĩa là giảng giải hay diễn giảng. Cụm từ “khai giảng” có nghĩa là bắt đầu giảng dạy. Hiểu một cách đơn giản hơn thì ngày khai giảng là ngày bắt đầu giảng dạy cho một năm học hay khóa học mới. Ngày khai giảng chính là ngày đầu tiên của năm học hay khóa học đó.

Lễ khai giảng có ý nghĩa gì

Ngày khai trường là sự mở đầu, có tác dụng tạo hứng khởi cho suốt một năm học, nhất là với thầy và trò. Sau mấy tháng nghỉ hè, thầy trò lại gặp gỡ, bắt đầu hành trình mới dưới mái trường. Mỗi lần khai trường là dấu mốc một chặng quan trọng trong đời người trên đường học vấn. Xét trên khía cạnh nào đó, ngày khai trường có ý nghĩa rất thiêng liêng, không chỉ với từng cá nhân đi học mà với cả cộng đồng.

Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào
Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào

Tựu trường với khai giảng có khác nhau không

Trước kia, ngày khai giảng và ngày tựu trường thường diễn ra trong cùng một ngày. Học sinh và giáo viên cùng tựu trường, làm lễ khai giảng, bắt đầu năm học mới. Tuy nhiên, ngày nay, do nhu cầu học tập ngày càng cao nên các trường học thường tổ chức dạy và học trước kỳ học, tức trước lễ khai giảng chính thức. Chính vì vậy, ngày tựu trường đang dần tách biệt so với ngày khai giảng.

Tựu trường với khai giảng có khác nhau không
Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào

Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào

Như đã nói ở trên, để đảm bảo thời gian và chương trình học cũng như thi cử cho các em học sinh thì hiện nay, ngày tựu trường và khai giảng sẽ tách biệt nhau và thường sẽ thực hiện tựu trường trước. Các em sẽ tổ chức trước so với khai giảng, trong khoảng thời gian đó, các trường, các giáo viên có thể giới thiệu, cho các em làm quen trường lớp (đối với học sinh đầu cấp) quán triệt nội quy trường học, các loại văn bản có liên quan đến học sinh, bầu ban cán sự lớp, tổ chức một số trò chơi tập thể và chuẩn bị tập dượt cho ngày khai giảng.

Việc tựu trường trước có mục địch:

  • Để công tác chuẩn bị cho ngày khai giảng được suôn sẻ, bao gồm cả về chuẩn bị tâm lý cho học sinh trước năm học mới. Học sinh sau một kỳ nghỉ dài có thể mang tâm lý lười biếng, uể oải. Phải mất một khoảng thời gian mới đưa các em vào guồng học tập được.
  • Thứ hai là để phù hợp với chương trình học theo sách giáo khoa. Các sách giáo khoa được bắt đầu cải cách từ năm học 2002-2003, đã được phổ biến và áp dụng cho đến hiện tại, phân phối thời gian chương trình của mỗi môn học là từ 34 tuần mỗi năm học, mỗi học kỳ kéo dài từ 17 tuần. Lấy kỳ nghỉ 30/4-1/5 hằng năm làm mốc, phải kết thúc chương trình học, sau kỳ nghỉ lễ lại phải chuẩn bị một kỳ thi học kỳ, và các công tác kết thúc năm học, thì đến giữa tháng 5, các em được nghỉ hè.
  • Riêng các học sinh lớp 9, lớp 12 lại phải qua các kỳ thi lớn khác để tiếp tục cho một năm học mới. Các công tác tổ chức cho các kỳ thi lớn rất phức tạp, phải trừ hao thời gian cho các vấn đề khác xảy ra cho nên chương trình học phải bắt buộc thiết lập vào thời điểm như vậy. Nếu học kỳ hai kết thúc vào cuối tháng 4, có nghĩa là phải bắt đầu vào sau lễ Giáng sinh (trừ hao 2 tuần nghỉ Tết Âm lịch). Vì thế, thời điểm thi kết thúc học kỳ 1 lại rơi vào một tuần trước lễ Giáng sinh. Nếu học kỳ 1 kết thúc vào thời gian này, thì khi bắt đầu học vào ngày 5/9 thì không đảm bảo thời gian.

Để ngày khai giảng có ý nghĩa nhưng vẫn đảm bảo được thời gian, nội dung chương trình học của cả thầy và trò thì việc tựu trường sớm nhằm tạo tâm thế cho học sinh trong những ngày đầu năm học là cần thiết đối với mỗi nhà trường dành cho các em học sinh. Sau đó, tổ chức ngày Khai giảng năm học phải để cho các em học sinh, các thầy cô có một tâm trạng nô nức chờ đợi và cảm nhận được sự thiêng liêng ngày đầu tiên của năm học.

Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào
Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào

Một số thông tin khác về ngày tựu trường và ngày khai giảng

Trái ngược với lễ khai giảng là gì

Trái nghĩa với khai giảng là: lễ bế giảng, tức là ngày tổ chức kết thúc 1 năm học.

Trái ngược với lễ khai giảng là gì
Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào

Tựu trường có cần mạng sách vở không

Các em cần chuẩn bị đầy đủ vở viết có dòng kẻ ngang, bút mực ( màu xanh nhé) hoặc bút bi, các dụng cụ học tập cần thiết. Khi đến trường các bạn sẽ nhận thời khóa biểu của năm học mới, sau đó thì các bạn mang sách vở theo thời khóa biểu này.

Với các khối khác thì các bạn cũng chuẩn bị vở viết, dụng cụ học tập, theo đúng thời khóa biểu …

Trên đây là chia sẻ Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào. Mong rằng bài viết hữu ích cho bạn.

Xem thêm >>