Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không

Bạn đang có việc vần phải xử lý tại cơ quan bảo hiểm xã hội nhưng không biết Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không? và giờ làm việc của bảo hiểm xã hội như thế nào? Danh sách các Cùng chongiadung.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không

Nội dung bài viết:

Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không?

Bảo hiểm xã hội là gì?

  • Bảo hiểm xã hội (viết tắt: BHXH) là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước.

Hiện có 2 loại bảo hiểm xã hội:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Là loại bảo hiểm mà người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp) và người lao động bắt buộc phải tham gia với các chế độ phổ biến như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và thất nghiệp.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Là loại bảo hiểm không bắt buộc, bất kì ai cũng có thể lựa chọn miễn sao phù hợp với tài chính riêng của người sử dụng. Thông thường, loại bảo hiểm này được hưởng khoảng 22% với 2 chế độ hưu trí và tử tuất (chế độ BHXH bù đắp phần thu nhập của người lao động dùng để đảm bảo cuộc sống cho thân nhân họ hoặc các chi phí khác phát sinh do người lao động đang tham gia quan hệ lao động hoặc đang hưởng BHXH bị chết).
Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không
Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không

7 chế độ bảo hiểm ở nước ta hiện nay:

  • Chế độ bảo hiểm ốm đau;
  • Chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
  • Chế độ bảo hiểm thai sản;
  • Chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
  • Chế độ hưu trí;
  • Chế độ bảo hiểm y tế
  • Chế độ tử tuất.

Người lao động có thể đến cơ quan bảo hiểm để giải quyết các thủ tục liên quan đến các chế độ bảo hiểm trên.

Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không
Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không

Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không?

  • Quyết định 14/2010/QĐ-TTg, ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2010 về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính.
  • Theo đó ngày 28/01/2011 bảo hiểm xã hội cũng ra quyết định số 125/QĐ-BHXH về tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần, quyết định có hiệu lực từ ngày 01/3/2011. Nội dung quyết định cụ thể như sau: Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Bảo hiểm xã hội tỉnh) tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ Bảy hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật) để tiếp nhận, giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động và nhân dân;
  • Như vậy là BHXH có làm vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần từ 7h30 đến 11h30. Người lao động có thể đến làm mọi thủ tục mà đang có nhu cầu như những ngày bình thường khác.
  • Tuy nhiên, do số lượng người lao động thường rất đông, cho nên mọi người chú ý đi sớm để có thể hoàn thành thủ tục gói gọn trong buổi sáng, tránh mất quá nhiều thời gian.
Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không
Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không

Giờ làm việc của Bảo hiểm xã hội thế nào?

Bảo hiểm xã hội làm việc trong khung giờ hành chính theo quy định của nhà nước. Vì thế, bạn có thể sắp xếp thời gian cá nhân của mình để đến giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội trong khung giờ này nhằm được phục vụ tốt nhất:

  • Sáng: Từ 7h30 đến 11h30.
  • Chiều: Từ 13h00 đến 17h00.
Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không
Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không

Danh sách một số cơ quan bảo hiểm xã hội tại Hà Nội

  • Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội: số 162 Tô Hiệu, Q.Hà Đông.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Ba Đình: 142A phố Đội Cấn, P.Đội Cấn.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Bắc Từ Liêm: Tòa nhà CT5A – phố Kiều Mai, P.Phúc Diễn.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Cầu Giấy: Số 6 Trần Đăng Ninh, P.Dịch Vọng.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa: Số 44 Trần Hữu Tước, P.Nam Đồng.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Hà Đông: 164 Lê Lợi, P.Hà Cầu.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Hai Bà Trưng: số 6, ngõ 167 đường Giải Phóng, P.Đồng Tâm.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Hoàn Kiếm: 9D Hàm Long.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Hoàng Mai: Trung tâm Hành chính quận Hoàng Mai, Số 3 Ngõ 4 phố Bùi Huy Bích, P.Hoàng Liệt.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Long Biên: Lô HH 03, Khu đô thị mới Việt Hưng, P.Giang Biên.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Nam Từ Liêm: Số 12 đường Nguyễn Cơ Thạch, P. Cầu Diễn.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Tây Hồ: Khu hiệp quản tại ngõ 713 Lạc Long Quân, P.Phú Thượng.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Thanh Xuân: Nhà E14 Tập thể Thanh Xuân Bắc, ngõ 11 Phố Nguyễn Quý Đức, P.Thanh Xuân Bắc.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Ba Vì: Thị trấn Tây Đằng.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Chương Mỹ: 118 Bình Sơn, thị trấn Chúc Sơn.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Đan Phượng: Khu xuất khẩu Song Phương, thị Trấn Phùng.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh: Đường Cao Lỗ, thị trấn Đông Anh.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm: Số 2 Đường Cổ Bi, thị trấn Trâu Quỳ.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Đức: UBND huyện Hoài Đức, thị trấn Trạm Trôi.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh: Khu Trung tâm Hành chính huyện, xã Đại Thịnh.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức: Thị trấn Đại Nghĩa.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên: Thị trấn Phú Xuyên.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Phúc Thọ: Cụm 8, thị trấn Phúc Thọ.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Quốc Oai: Thị trấn Quốc Oai.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn: Số 9 đường Đa Phúc.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Thạch Thất: Thị trấn Liên Quan.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Oai: Số 103 Thị trấn Kim Bài.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì: Ngõ 673 đường Ngọc Hồi, xã Tứ Hiệp.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Thường Tín: Đường Trần Phú, thị trấn Thường Tín.
  • Bảo hiểm xã hội huyện Ứng Hòa: Thị trấn Vân Đình.
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không

Danh sách một số cơ quan bảo hiểm xã hội tại TP. HCM

  • Bảo hiểm xã hội (cơ sở chính): 117C Nguyễn Đình Chính, P.15, Q.Phú Nhuận.
  • Bảo hiểm xã hội Quận 1: Số 35 Lý Văn Phức, P.Tân Định.
  • Bảo hiểm xã hội Quận 2: Số 400 Đồng Văn Cống, P.Thạnh Mỹ Lợi.
  • Bảo hiểm xã hội Quận 3: 386/79 Lê Văn Sỹ, P.14.
  • Bảo hiểm xã hội Quận 4: 64 Nguyễn Tất Thành, P.12.
  • Bảo hiểm xã hội Quận 5: 187 Lương Nhữ Học, P.11.
  • Bảo hiểm xã hội Quận 6: 152 Phạm Văn Chí, P.4.
  • Bảo hiểm xã hội Quận 7: 136 Huỳnh Tấn Phát, P.Tân Thuận Tây.
  • Bảo hiểm xã hội Quận 8: 9 Dương Quang Đông, P.5.
  • Bảo hiểm xã hội Quận 9: 442 Lê Văn Việt, P.Tăng Nhơn Phú A
  • Bảo hiểm xã hội Quận 10: Số 781 Lê Hồng Phong (nối dài), P.12.
  • Bảo hiểm xã hội Quận 11: Số 5 Hàn Hải Nguyên, P.16.
  • Bảo hiểm xã hội Quận 12: Số 314 Lê Thị Riêng, P.Thới An.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Bình Tân: 530 Kinh Dương Vương, P.An Lạc A.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Bình Thạnh: 30 Nguyễn Thiện Thuật, P.24.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Gò Vấp: 135 Phạm Văn Đồng, P.3.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Phú Nhuận: 40G Phan Đình Phùng, P.2.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Tân Bình: Số 300 Nguyễn Trọng Tuyển, P.1.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Tân Phú: 52/30 Thoại Ngọc Hầu, P.Hoà Thạnh.
  • Bảo hiểm xã hội Quận Thủ Đức: 22 đường số 6, Khu phố 5, P.Linh Chiểu.
  • Bảo hiểm xã hội Huyện Bình Chánh: 1 đường số 4, Trung tâm hành chính Huyện, Thị Trấn Tân Túc.
  • Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Giờ: Đường Lương Văn Nho, Thị Trấn Cần Thạnh.
  • Bảo hiểm xã hội Huyện Củ Chi: 174/1 Tỉnh lộ 8, Khu Phố 2, Thị Trấn Củ Chi.
  • Bảo hiểm xã hội Huyện Hóc Môn: 26 Lê Thị Hà, Xã Tân Xuân.
  • Bảo hiểm xã hội Huyện Nhà Bè: 424/4 Đường Nguyễn Bình, Ấp 1, Xã Phú Xuân.
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không

>>Đọc thêm: Thông tin giao hàng tiết kiệm và danh sách bưu cục giao hàng tiết kiệm<<

Một số lưu ý khi đến các cơ quan Bảo hiểm xã hội

  • Trước khi đến các cơ quan Bảo hiểm xã hội, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
  • Tìm hiểu khung giờ làm việc của cơ quan Bảo hiểm xã hội mà bạn dự định đến.
  • Doanh nghiệp hoạt động ở khu vực nào thì bạn nên đến cơ quan Bảo hiểm xã hội ở địa điểm đó.
  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trước khi đến. Chẳng hạn, để đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp gồm có: CMND gốc + 2 bản sao CMND (có công chứng), sổ bảo hiểm bản gốc + bản sao sổ bảo hiểm (có công chứng), giấy xác nhận nghỉ việc và bản sao xác nhận nghỉ việc (có công chứng).
  • Nên đến sớm khoảng 30 phút trước giờ ngưng hoạt động để bạn được phục vụ tốt hơn.
Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không
Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không

Tổng đài Bảo hiểm xã hội Việt Nam và thông tin liên hệ

  • Bạn có thể liên hệ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo các kênh thông tin sau:
  • Tổng đài, hotline BHXH: 1900 90 68
  • Website: https://baohiemxahoi.gov.vn/
  • Email: lienhe@vss.gov.vn

Trên đây là chia sẻ Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không, danh sách các cơ sở bảo hiểm xã hội tại Hà Nội và TP. HCM, giờ làm việc của bảo hiểm xã hội và một số lưu ý khi đến các cơ quan bảo hiểm xã hội. Chúc bạn thực hiện các thủ tục bảo hiểm xã hội suôn sẻ.