3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc

Vải thiều là loại trái cây được rất nhiều người tiêu dùng các địa phương trên cả nước ưa chuộng. Không những trong nước mà hiện nay vải thiều Việt Nam được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay vải Trung Quốc trà trộn và cạnh tranh với vải Việt Nam rất nhiều, vậy làm thế nào để phân biệt vải Trung Quốc và vải thiều Việt Nam? Cùng chongiadung.net tìm hiểu 3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc trong bài viết dưới đây.

Vải thiều
Cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc

Nội dung bài viết:

Tìm hiểu về vải thiều

Quả vải thiều là gì?

  • Vải thiều hay còn gọi là lệ chi là quả của cây vải. Cây vải là một cây thân gỗ, kích thước trung bình, cao đến 15–20 m, với các lá mọc xen kẽ, mỗi lá dài 5–10 cm. Các lá non mới nhú có màu đỏ đồng tươi, sau đó chuyển dần sang màu xanh khi đạt kích thước tối đa. Hoa nhỏ, màu trắng lục hoặc trắng vàng, hình chùy dài tới 30 cm.
  • Quả vải hình cầu hoặc hơi thuôn, dài 3–4 cm và đường kính 3 cm. Vỏ ngoài đỏ, sần sùi, không ăn được nhưng dễ tróc. Bên trong là lớp thịt trắng mờ, ngọt và giàu vitamin C, có kết cấu tương tự như nho. Ở giữa quả có một hạt màu nâu, dài 2 cm, đường kính 1-1,5 cm. Hạt tương tự như hạt của quả dẻ ngựa có độc tính nhẹ và không nên ăn. Quả chín từ tháng 6 (ở vùng gần xích đạo) đến tháng 10 (ở vùng xa xích đạo), khoảng 100 ngày sau khi ra hoa.
3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc
3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc

Vải được trồng ở đâu

  • Ở nước ngoài, vải được trồng rộng rãi ở miền nam Trung Quốc cũng như các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, miền nam Nhật Bản và gần đây là ở Florida và Hawaii (Mỹ) cũng như những vùng ẩm ướt trong khu vực đông Úc. Vải cần khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nóng, không có sương giá hoặc chỉ có mùa đông ôn hòa với nhiệt độ không xuống dưới -4 ° C và với mùa hè nóng nực, mưa nhiều và độ ẩm cao.
  • Ở Việt Nam, giống vải thiều phổ biến nhất ở Việt Nam là vải thiều được trồng ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương và huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Vải ở Thanh Hà (Hải Dương) nhìn chung thơm và ngọt hơn vải trồng ở các vùng khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây).
  • Vải thiều ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6. Thời điểm quả vải chín hoàn toàn thường bắt đầu từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7. Thời gian thu hoạch vải thiều thường ngắn, khoảng 2 tuần. Vì vậy, với sản lượng lớn, người ta thường chế biến bằng cách sấy khô.
Vải thiều
Phân biệt vải thiều Thanh Hà, vải Lục Ngạn và vải Trung Quốc

3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc

Để phân biệt vải thiều của Việt Nam với vải thiều Trung Quốc bạn có thể sử dụng một trong 3 cách dưới đây hoặc có thể kết hợp cả 3 cách dưới đây để phân biệt.

So sánh về hình dáng

Ở nước ta có hai vùng trồng vải thiều nổi tiếng là Thanh Hà và Bắc Giang.

Hình dáng của vải thiều Việt Nam

  • Vải thiều Thanh Hà: Quả khá nhỏ, chỉ to bằng ngón chân cái, quả tròn không đều, vỏ căng, nhẵn, khi vải chính vụ có màu hồng nhạt. Vải thiều có hạt nhỏ, màu nâu sẫm, cây vải càng già thì hạt càng nhỏ, có nhiều quả gần như không hạt, cùi dày, ngọt lịm, nhiều nước. Phần cành dẻo và nhỏ.
  • Vải thiều Bắc Giang: Có nguồn gốc từ vải thiều Thanh Hà. Đặc điểm vải thiều Lục Ngạn là vải thiều Lục Ngạn có đặc điểm quả to hơn, khi chín có màu đỏ au, vỏ mỏng, hạt vừa, cùi dày. Điểm khác biệt nữa giữa hai loại này là vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) có màng mỏng màu nâu giữa cùi và hạt trong khi vải thiều Thanh Hà thì không. Đây có lẽ là những khác biệt chính của Vải Thanh Hà và vải Lục Ngạn.

Hình dáng của vải thiều Trung Quốc

  • Về hình dáng, vải Trung Quốc trông bắt mắt hơn nhiều so với vải Việt Nam. Vải thiều Trung Quốc rất to, kích thước đồng đều, mẫu mã đẹp nên dễ thu hút người tiêu dùng.
3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc
3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc

So sánh về mùi vị

Mùi vị của vải thiều Việt Nam

  • Vải thiều Việt Nam, đặc biệt là vải thiều Bắc Giang có vị ngọt, mát, mùi thơm đặc trưng, rất hợp khẩu vị của những người có sở thích ăn quả vải.

Mùi vị của vải thiều Trung Quốc

  • Trong khi đó, vải Trung Quốc có vị ngọt đậm, sắc, có cảm giác vị ngọt giống như ngọt của đường hóa học, không thanh mát, khiến người ăn ngán, có cảm giác như vải được tẩm hóa chất …
3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc
3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc

So sánh về thời gian thu hoạch

Thời gian thu hoạch của vải thiều Việt Nam

  • Vải thiều Việt Nam bắt đầu từ tháng 5 dương lịch và chín vào khoảng tháng 6 dương lịch. Lúc này, người tiêu dùng có thể tìm thấy vải thiều bày bán ở bất kỳ đâu.

Thời gian thu hoạch của vải thiều Trung Quốc

  • Vải thiều Trung Quốc thường chính vụ trước vải thiều của nước ta khoảng 1 tháng. Căn cứ vào khoảng thời gian này để người mua có thể phân biệt được là mình đang mua vải thiều Trung Quốc hay vải Việt Nam.
3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc
3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc

>>Đọc thêm: Ukm nghĩa là gì? Ý nghĩa của cụm từ viết tắt Ukm<<

Cách bảo quản vải thiều

Cách bảo quản vải quả đêm bằng giấy báo và tủ lạnh

  • Mua vải thiều về, bạn dùng kéo cắt cuống vải cách núm khoảng 1cm. Xả sạch với nước, sau đó vớt vải ra rổ để ráo.
  • Chia vải thiều thành các phần vừa ăn, sau đó dùng 2 lớp giấy báo dày bọc lại, bên ngoài dùng lớp nylon bọc kín, để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tháng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn một số hạn chế là đôi khi cũng có một số quả bị hư.

Cách bảo quản vải thiều đã bóc vỏ

  • Lột sạch vỏ, sau đó cho vải vào hộp nhựa (nên dùng hộp nhựa có thương hiệu để đảm bảo) và bảo quản vải trong ngăn đá. Khi ăn chỉ cần rã đông tự nhiên, chất lượng không thua kém vải thiều tươi.
  • Hoặc khi cho vỏ vào hộp có thể cho thêm chút đường rồi cho vào tủ lạnh như cách làm trên vải cũng ngon không kém.
Vải thiều
3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc

Cách bảo quản vải thiều bằng cách xay hoặc ép

  • Vải thiều mua về bạn bóc vỏ và tách cùi rồi cho vào máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ bã. Đổ nước vải thiều vào chai và cho vào ngăn lạnh tủ lạnh để dùng sau.Với cách bảo quản này, bạn có thể dùng trong 1 tuần.
  • Nếu muốn dùng lâu hơn, bạn nên học cách làm đá để đông lại, khi uống lấy vài viên ra ly, thêm một chút nước lạnh để đá tan ra rồi uống. Vẫn giữ nguyên hương vị của vải. Cách này có thể kéo dài cả mùa hè.

Bảo quản vải thiều bằng cách sấy khô

  • Đây là cách bảo quản vải thiều phổ biến nhất. Tuy chất lượng vải không được như mong muốn nhưng phương pháp phơi hay sấy khô sẽ bảo quản được lâu nhất mà không sợ hư hỏng theo thời gian.
3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc
3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc

>>Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhà<<

Bảo quản vải thiều bằng cách làm vải ngâm

Cách 1:

  • Vải thiều mua về, lấy cùi. Sau đó cho vào lọ thủy tinh, rồi cho nước đường phèn, một chút muối vào ngâm để dùng dần. Với công thức này bạn có thể bảo quản vải hơn 1 tháng.

Cách 2:

  • Vải thiều mua về tách hạt và lấy cùi, sau đó rửa lại nhẹ nhàng bằng nước đun sôi để nguội. Trong thời gian chờ vải thiều ráo nước, bạn cho đường vào nồi, đổ một cốc nước vào, dùng thìa khuấy nhẹ trên bếp ở lửa vừa.
  • Khi nước đường sôi thì bắc xuống và để nguội. Cho vải thiều vào hũ thủy tinh, đổ nước đường ngập mặt vải. Đậy kín và cho vào tủ lạnh. Để qua đêm cho đường và nước vải thiều thấm vào nhau.

Trên đây là 3 cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc. Chúc bạn áp dụng thành công.