Hiểu về lịch sử đất nước cũng là một việc thể hiện lòng yêu nước, sự tôn trọng và trân quý những giá trị truyền thống, cũng như công sức ông cha ta hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều người không hiểu về lịch sử và có nhiều câu hỏi không đúng về Vua Quang Trung. Cùng chongiadung.net Tìm hiểu Quang Trung Nguyên Huệ là gì của nhau trong bài viết dưới đây nhé.
- Đánh giá Android Tivi OLED Sony 4K 48 inch KD-48A9S
- Hướng dẫn chi tiết cách Thiết lập VPN trên Android
- Đánh giá bột ăn dặm Gerber có tốt cho bé không
Nội dung bài viết:
Tìm hiểu Quang Trung Nguyên Huệ là gì của nhau
Vua Quang Trung tên thật là gì
- Vua Quang Trung có tên khai sinh là Hồ Thơm, sau đổi tên thành Nguyễn Huệ, Nguyễn Quang Bình.
- Tên hiệu của Vua Quang Trung là: Tây Sơn Thái Tổ được dùng để phân biệt với Nguyễn Thái Tổ nhà Nguyễn; danh xưng khác là Bắc Bình Vương.
Quang Trung Nguyên Huệ là gì của nhau
- Quang Trung và Nguyễn Huệ đều là chỉ cùng một người, vì sau khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung hay Bắc Bình Vương.
- Nguyễn Huệ (1753 – 1792) là một người anh hùng với những công trạng hiển hách lưu danh muôn đời, đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn dành thắng lợi. Sau khi khởi nghĩa Tây Sơn (nhà Thanh xâm lược) thắng lợi, Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung hay Bắc Bình Vương.
Tóm tắt tiểu sử Quang Trung
- Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
- Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
- Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
- Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.
- Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
- Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
- Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
- Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
- Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
- Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
- Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
- Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt yêu nước.
Một số thông tin khác về Quang Trung Nguyễn Huệ
Tiêu sử Nguyễn Huệ ngắn gọn
- Nguyễn Huệ sinh năm 1752 tại vùng Tây Sơn, phủ Quy Nhơn (Nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ) gốc người họ Hồ, thuở nhỏ tên là Thơm. Theo tác giả Hoa Bằng trong “Quang Trung anh hùng dân tộc” thì Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần, mắt như chớp sáng, tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm. Sách Tây Sơn lược còn miêu tả đôi mắt Quang Trung “ ban đêm khi ngồi không có đèn thì ánh sáng từ đôi mắt soi sáng cả chiếu”.
- Năm 1771, ông cùng hai anh là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ phất cờ khởi nghĩa. Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn đánh chiếm thành Quy Nhơn làm căn cứ địa tiến công giải phóng Đàng Trong. Sau bốn lần giải phóng Gia Định, Nguyễn Huệ đã tiêu diệt hai vạn quân Xiêm do Nguyễn Ánh cầu viện tại Rạch Gầm, Xoài Mút ngày 18-01-1785 đập tan chính quyền phong kiến ở Đàng Trong.
- Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra đánh Bắc Hà và mau chóng lật đổ tập đoàn phong kiến họ Trịnh thống trị đã ba trăm năm, lập lại nhà Lê. Vì hèn kém, nhu nhược và để bảo vệ ngai vàng nên năm 1788, Lê Chiêu Thống “ cõng rắn cắn gà nhà” cầu viện quân Thanh. Vua Càn Long nhà Thanh lợi dụng cơ hội để xâm lược nước ta, cử Tôn Sĩ Nghị đem 20 vạn quân Thanh sang xâm chiếm nước ta. Được tin, Nguyễn Huệ làm lễ đăng quang tại Núi Bân, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi thống lãnh mười vạn quân thủy bộ tiến ra Bắc Hà.
- Mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789, với cuộc hành quân thần tốc, ông đập tan và quét sạch hai mươi vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, giải phóng Miền Bắc ra khỏi ách xâm lược. Nguyễn Huệ đã phá tan mọi âm mưu câu kết của các thế lực phản động trong nước và nước ngoài, chuẩn bị kế hoạch tiến đánh Nguyễn Ánh đang quấy phá ở Gia Định.
- Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc, không những ông là một thiên tài quân sự mà còn xuất sắc về chính trị, ngoại giao, kinh tế…Là một vị tướng bách chiến bách thắng, trải qua hai mươi trận chiến đấu liên tục, Nguyễn Huệ đã đánh thắng hàng trăm trận và đánh đâu thắng đó, càng về cuối đời chiến đấu của ông, thắng lợi càng huy hoàng, chiến công càng hiển hách.
- Mùa thu năm Nhâm Tí (16-9-1792) Nguyễn Huệ từ trần. Đây là một tổn thất lớn cho phong trào Tây Sơn nói riêng và cho dân tộc Việt Nam ở cuối thế kỉ XVIII.
>>Đọc thêm: Chạn Vương là gì Ý nghĩa của Chạn Vương<<
Sau khi Quang Trung mất ai là người lên nối ngôi
- Sau khi giải phóng Thuận Hóa – Phú Xuân, Nguyễn Huệ tiếp tục tiến quân ra Bắc phò Lê diệt Trịnh. Khi trở về, Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc phong làm Bắc Bình Vương, giữ trọng trách cai quản trực tiếp địa bàn từ đèo Hải Vân trở ra.
- Bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, ở phía Nam lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh trỗi dậy, phía Bắc vua Lê cầu viện nhà Thanh nhằm củng cố ngai vàng. Lợi dụng sự cầu viên đó, nhà Thanh đã cử Tôn Sỹ Nghị dẫn 29 vạn quân tràn vào đất Bắc (11/1788). Đứng trước tình thế đó, phải có “chính danh” để dẫn quân ra Bắc, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ chính thức lên ngôi Hoàng đế.
- Ngày 22/12/1788, Nguyễn Huệ tổ chức Lễ tế trời tại núi Bân, công bố chiếu lên ngôi, lấy niên hiệu là Quang Trung, điểm binh và tiến ra Bắc.
- Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn, nơi xuất phát những ý tưởng, chủ trương, chính sách hướng tới xây dựng một đất nước thống nhất, tiến hành cải tổ trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục tiến bộ, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và kế thừa tinh hoa của cha ông xưa.
- Diện mạo của kinh đô Phú Xuân dưới thời Tây Sơn không khác mấy so với khi còn là thủ phủ của chúa Nguyễn. Triều Tây Sơn chủ yếu chỉ trùng tu, sửa chữa những cung điện cũ mà không chú trọng xây mới.
- Sau khi Quang Trung mất (16/9/1792), Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Ông là người có học vấn, nhưng thiếu tài “kinh luân”, nên phó mặc việc triều chính cho đại thần văn võ. Đây chính là nguyên nhân để triều Tây Sơn suy yếu và đi đến diệt vong.
Trên đây là chia sẻ Tìm hiểu Quang Trung Nguyên Huệ là gì của nhau. Mong rằng bài viết mang lại chút thông tin hữu ích cho bạn.