Hiện nay, trên toàn quốc đang gấp rút triển khai cấp Căn cước công dân gắn chip cho người dân. Vậy khi đi Làm thẻ căn cước công dân cần những giấy tờ gì 2021? Đây có lẽ là câu hỏi, thắc mắc của nhiều người đang chuẩn bị làm CCCD gắn chíp. Dưới dây Chongiadung.net xin chia sẻ một vài hiểu biết và tìm hiểu của mình về vấn đề này.
- Review lăn khử mùi Scion có tốt không
- Bị tiêu chảy nên ăn gì kiêng gì cho nhanh khỏi
- Đơn ly hôn mua ở đâu? Nộp đơn ly hôn ở đâu? Hồ sơ ly hôn cần gì?
Nội dung bài viết:
Làm căn cước công dân cần giấy tờ gì?
Thủ tục cấp căn cước công dân cần bổ sung các giấy tờ liên quan để cơ quan liên ngành tiện đối chiếu và kiểm tra. Làm thẻ căn cước cần những gì?, làm cccd cần những gì?, dưới đây là một số gợi ý
Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp đổi từ chứng minh nhân dân
Những giấy tờ cần mang theo:
- CMND được cấp, sổ hộ khẩu.
- Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân trên tờ khai cấp thẻ CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Ở một số nơi cơ sở dữ liệu dân cư đã được cập nhật và thông báo đầy đủ, công dân không cần mang theo sổ hộ khẩu.
Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chíp
Bởi khi cấp mã số CCCD, thông tin của công dân đã được lưu trên cơ sở dữ liệu quốc gia; Vì vậy, khi đổi sang mẫu thẻ CCCD có chip mới, người dân chỉ cần mang theo:
- CCCD mã vạch đã được cấp.
- Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Lưu ý: Thực tế tại một số địa phương, người dân cần bước xin giấy giới thiệu đổi CMND sang CCCD của công an cấp xã, sau đó mới nộp tại công an cấp huyện và làm thủ tục tại công an cấp huyện.
- Căn cứ pháp lý: Điêu 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 40/2019/TT-BCA)
Lệ phí làm thẻ, thời gian cấp thẻ
Lệ phí:
- Căn cứ Điều 5 Thông tư số 256/2016 / TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 331/2016 / TT-BTC Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 19, Khoản 2 Điều 32 Luật Căn cước công dân không phải nộp lệ phí. .
Thời gian cấp thẻ:
Căn cứ Luật Căn cước công dân 2014 tại Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
- Ở các huyện miền núi, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với mọi trường hợp;
- Các vùng còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với mọi trường hợp;
>>Đọc thêm: Làm căn cước công dân ở đâu? Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip<<
Làm căn cước công dân mặc áo gì
Chụp ảnh thẻ căn cước công dân mặc áo gì?
- Theo quy định hiện hành về ảnh chân dung khi làm thẻ Căn cước công dân gắn chip quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016 / TT-BCA như sau:
- “Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt.”
- Như vậy, hiện nay không có quy định nào bắt buộc người dân phải mặc trang phục gì mà chỉ cần nghiêm túc, lịch sự và không cấm người dân trang điểm, nhuộm tóc … khi chụp ảnh thẻ.
- Thực tế, khi chụp ảnh, căn cước công dân gắn chip nên mặc áo sáng màu, trang điểm nhẹ hoặc không trang điểm… để dễ đối chiếu, xác định khi làm các thủ tục liên quan đến căn cước công dân sau này.
Đi làm CCCD gắn chíp có được nhuộm tóc, trang điểm không?
- Một trong số đó là Thông tư 07/2016 của Bộ Công an quy định ảnh chân dung để nhận dạng phải rõ mặt, hai tai và không đeo kính.
- Khi chụp ảnh, công dân để đầu trần, ngồi nghiêm chỉnh, mặc trang phục lịch sự, đặc biệt không sử dụng trang phục chuyên dụng (quân đội, công an, y bác sĩ …).
- Công dân theo tôn giáo hoặc quốc tịch của mình được phép mặc trang phục tôn giáo. Dân tộc đó nếu có khăn đội đầu thì được giữ khi chụp ảnh làm căn cước công dân có gắn chip nhưng phải đảm bảo rõ mặt.
- Các tiêu chuẩn trên được áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Không có quy định nào cấm mọi người trang điểm, làm đẹp thời trang khi đi chụp ảnh làm thẻ.
- Ngoài ra, trang phục còn phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, tôn giáo và độ tuổi của người nhận diện. Nguyên tắc chung là chụp ảnh sao cho nhanh nhất, hiệu quả nhất và phù hợp nhất với từng đối tượng.
- Để đảm bảo đặc điểm nhận dạng, thuận lợi trong giao dịch pháp lý sau này, lực lượng công an sẽ hướng dẫn công dân chụp ảnh để làm CCCD gắn chip nên mặc trang phục sáng màu, không trang điểm quá đậm hoặc có một hiệu ứng khác khiến khuôn mặt bị mất nét hoặc không rõ ràng trên ảnh chân dung.
- Theo Thông tư 06/2021 của Bộ Công an, thẻ Căn cước công dân gắn chip có hình chữ nhật, 4 góc được cắt tròn. Thẻ có chiều dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm và dày 0,76 mm, giống với kích thước của thẻ căn cước mã vạch đang lưu hành.
- Ảnh chân dung của công dân được giữ nguyên kích thước 20×30 mm và nằm ở mặt trước của căn cước.
Trên đây là chia sẻ Làm thẻ căn cước công dân cần những giấy tờ gì 2021. Mong rằng bài viết mang lại chút thông tin hữu ích cho bạn.