Trong chuyên đề và bài tập Vật lý lớp 8, có câu hỏi Các chất được cấu tạo như thế nào? Dưới đây là sưu tầm của Chongiadung.net về chủ đề Các chất được cấu tạo như thế nào Bài tập Vật lý 8, mong rằng có thể giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo và giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 8 hiệu quả hơn.
- Đánh giá Tủ lạnh Sharp Inverter SJ-X281E-DS
- Kỳ thi đánh giá năng lực là gì? Có nên thi không?
- Làm thẻ căn cước công dân cần những giấy tờ gì 2021
Nội dung bài viết:
Các chất được cấu tạo như thế nào Bài tập Vật lý 8
Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Đặc điểm về các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
- Để quan sát được các nguyên tử, phân tử người ta thường sử dụng kính hiển vi.
- Trong thực tế, nếu bạn xếp 100 triệu phân tử nước (H2O) nối liền nhau thành một hàng thì cũng chưa thể đạt đến độ dài 2cm. Nếu tưởng tượng một con muỗi lớn lên gấp 1 triệu lần, thì lúc đó con muỗi khổng lồ dài tới 10km thì kích thước mỗi phân tử vẫn chưa lớn bằng một dấu chấm.
Tại sao các chất có vẻ như liền một khối?
- Vì nguyên tử và phân tử là các hạt vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền 1 khối.
Các phân tử và nguyên tử có giống nhau không?
- Các nguyên tử, phân tử có kích thước vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được. Các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất khác nhau thì khác nhau cả về kích thước, cấu tạo và khối lượng.
Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách hay không?
- Khi trộn 50cm cát vào 50cm ngô, không có nghĩa là ta sẽ thu được 100cm hỗn hợp cát và ngô (hỗn hợp thu được nhỏ hơn 100cm). Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.
- Tương tự như vậy, khi đổ 50cm rượu vào 50cm nước ta cũng KHÔNG thu được 100cm hỗn hợp. Nguyên nhân là do giữa các phân tử rượu và nước có khoảng cách. Nên khi đổ rượu vào nước, các phân tử rượu và nước xen kẽ vào khoảng cách của nhau nên hỗn hợp thu được có thể tích nhỏ hơn tổng thế tích của hai chất khi mang trộn.
=> Giữa các nguyên tử, phân tử của bất kỳ chất nào cũng có khoảng cách.
- Lưu ý: Trước đây, để chứng minh vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt , giữa chúng có khoảng cách, người ta phải dựa vào hàng loạt các sự kiện thực nghiệm như sự hụt thể tích của hỗn hợp, sự khuếch tán, chuyển động Brown (Bơ – rao)… Ngày nay, do sự chụp được ảnh của các phân tử, nguyên tử riêng biệt nên có thể dùng chúng để khẳng định là vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.
>>Đọc thêm: Chứng minh câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim<<
Bài tập trắc nghiệm các chất được cấu tạo như thế nào
1. Câu C3 trang 70 SGK Vật Lý 8: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Hãy giải thích vì sao?
- Lời giải: Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, cũng như các phân tử nước xen vào giữa khoảng cách giữa các phân tử đường nên nước đường có vị ngọt.
2. Câu C4 trang 70 SGK Vật Lý 8: Giải thích tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.
- Lời giải: Thành bóng cao su hay bóng bay được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa các phân tử này có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua những khoảng cách này để ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
3. Câu C5 trang 70 SGK Vật Lý 8: Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước? giải thích?
- Lời giải: Giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể đứng xen vào khoảng cách đó, chính vì vậy mà cá có thế sống được trong nước.
Trên đây là tổng hợp chia sẻ Các chất được cấu tạo như thế nào Bài tập Vật lý 8, với việc hiểu rõ các chất được cấu tạo như thế nào? các bạn học sinh có thể giải thích được rất nhiều hiện tượng trong thực tế, chúc các bạn học tốt.