Lá đinh lăng là một trong những vị thuốc tốt của Đông y, có thể dễ dàng tìm thấy nó tại các vùng quê Việt Nam. Trong lá cây có thành phần dược tính cao, vì vậy mà rất được tin dùng trong y học cổ truyền. Cùng chongiadung.net tìm hiểu 9 tác dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe trong bài viết dưới đây nhé.
- Đánh giá máy giặt Aqua 10 Kg AQW-FR100ET S
- Đánh giá lò nướng Kangaroo KG4001
- Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu vận đơn J&T Express
Nội dung bài viết:
9 tác dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe
Lá đinh lăng là gì?
- Lá đinh lăng là phần lá cây đinh lăng, hay còn có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương sâm. Cây có tên khoa học là Polyscias fruticosa Harms, thuộc họ Nhân sâm. Lá cây thường được dùng ở dạng khô. Bởi không chỉ bảo quản được lâu mà còn có công dụng tương tự như lá tươi.
- Lá cây có thể được phơi, sấy hoặc sao khô tùy vào mục đích sử dụng. Thường lá khô sẽ được dùng làm thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó, lá tươi còn được dùng làm rau ăn kèm với các món ăn.
- Lá đinh lăng là một vị thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Bạn có thể sử dụng lá đinh lăng khô để pha trà hoặc sử dụng lá đinh lăng tươi để nấu nước uống. Lá đinh lăng có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
>>Đọc thêm: Lợi ích của nho khô đối với sức khỏe<<
9 tác dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe
- Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ trước và sau sinh.
- Giúp lợi sữa và chữa tắc sữa.
- Công dụng chữa dị ứng ngoài da, dị ứng thời tiết, mẩn ngứa, mề đay.
- Chữa ho dai dẳng do thời tiết.
- Giúp lợi tiểu, giải độc cơ thể, giảm các triệu chứng cảm sốt.
- Hỗ trợ chữa trị các chứng mất ngủ, khó ngủ.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng đau mỏi lưng, tê chân tay.
- Giúp giảm hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon hơn.
- Lá đinh lăng có chứa các chất axit amin, vitamin B, methionin… có tác dụng hỗ trợ quá trình dưỡng trắng da. Bạn có thể xông hơi mặt bằng lá đinh lăng trong khoảng từ 5 đến 10 phút để làm sạch sâu các lỗ chân lông và làm trắng da mặt. Bên cạnh đó, lá đinh lăng cũng có tác dụng trị mụn hiệu quả. Bạn có thể áp dụng công thức mặt lạ lá đinh lăng bằng cách giã nhuyễn lá đinh lăng cùng một chút muối biển sạch, sau đó đắp lên các vùng da có mụn, khi hỗn hợp khô thì rửa sạch lại bằng nước và thực hiện các bước chăm sóc da cơ bản. Các bạn lưu ý là không đắp lên vùng da có vết thương hở nhé.
Cách nấu nước lá đinh lăng
- Bạn chuẩn bị khoảng 200g lá đinh lăng tươi, có thể thay đổi lượng lá tùy sở thích uống đặc hay nhạt của bạn.
- Sau đó, bạn mang lá đinh lăng rửa sạch và bỏ vào nồi nước đang sôi.
- Đậy vung lại và đun trong khoảng từ 10 đến 20 phút. Bạn tắt bếp, gắp hết lá đinh lăng ra.
- Đổ nước lá đinh lăng ra cốc và thưởng thức. Với lá đinh lăng khô, bạn có thể sử dụng từ 30g đến 40g để hãm trà trong khoảng 15 phút để uống.
>>Đọc thêm: Lợi ích của massage bụng đối với sức khỏe<<
Có nên uống nước lá đinh lăng hàng ngày
- Không nên uống nước lá đinh lăng hàng ngày thay cho nước lọc, bởi vì nước lá đinh lăng có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
- Lá của cây đinh lăng có chứa nhiều chất saponin. Chất này có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở những người mắc hội chứng ruột kích thích và thậm chí là gây phá hủy hồng cầu. Ngoài ra, khi bạn uống quá nhiều nước đinh lăng, cơ thể dung nạp quá nhiều saponin sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nôn mửa. Do đó, bạn không nên uống nước đinh lăng thường xuyên, chỉ nên sử dụng đủ trong một thời gian nhất định. Nếu gặp phải các tác dụng phụ kể trên, bạn nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Trên đây là 9 tác dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe. Hy vọng, những thông tin này là có ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!