Trên thực tế thì mọc răng khôn có thể gây đau nhức, viêm sưng nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu trong trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch lại đang trong quá trình mang thai sẽ gây rất nhiều khó khăn trong điều trị và có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy Bà bầu mọc răng khôn có ảnh hưởng tới thai nhi không? cùng chongiadung.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết:
Bà bầu mọc răng khôn có ảnh hưởng tới thai nhi không
Răng khôn là gì?
Theo Wikipedia, Răng khôn (răng số tám hay răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng, thông thường ở người trong độ tuổi từ 17 đến 25. Răng khôn gây nhiều tranh cãi bởi chức năng của nó chưa rõ ràng trong khi lại gây ra nhiều phiền toái. Giới nha khoa vẫn chưa thực sự thống nhất về việc nên giữ hay nhổ nó.
Trong quá trình vài triệu năm tiến hóa của loài người từ vượn sang vượn người rồi sang người, xương hàm của con người bé dần. Phần lớn hàm chỉ đủ chỗ cho 28 răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.
Nhưng thực tế là ta có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới và mọc sau cùng. Phiền toái xảy ra khi chúng không đủ chỗ để mọc theo hướng bình thường mà tự tìm đường khác, ví dụ như mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai ở bên cạnh. Chúng có thể mọc bình thường, nhú lên khỏi lợi được một phần thì bị tắc và ngừng lại vĩnh viễn.
Bà bầu mọc răng khôn ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
Răng khôn thường mọc trong giai đoạn từ 18-30 tuổi, khi hàm răng của chúng ta đã ổn định, vì thế mà đa số răng khôn thường sẽ mọc lệch hoặc ngầm vì hàm lúc này đã hết chỗ trống, gây nên tình trạng đau nhức, viêm sưng, mất ngủ,…
Cơ thể phụ nữ mang thai vốn nhạy cảm và dễ bị tổn thương do những sự thay đổi về nội tiết tố, lượng canxi,.. vì vậy mà khi mọc răng khôn, có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến răng miệng như sâu răng, nhiễm trùng, viêm sưng lợi,…
Theo bài viết “Bà bầu bị sâu răng ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?” của Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Huyền Trang, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City thì khi mẹ bầu bị sâu răng, viêm nha chu sẽ làm tăng nguy cơ nguy cơ sinh non gấp 2-3 lần.
Bên cạnh đó khi khi mẹ bị viêm lợi cũng dẫn đến việc lượng canxi mà bé hấp thụ từ cơ thể mẹ giảm xuống, gây nên tình trạng bé bị nhẹ cân, cơ thể không khỏe mạnh.
Ngoài ra Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Phương Bình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam- Cu Ba cũng cho biết khi phụ nữ đang mang thai mọc răng khôn sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng hơn, thậm chí phải đình chỉ thai nghén.
Lời khuyên của chuyên gia, bác sĩ cho các mẹ
Theo lời khuyên của Ths.Bs Trần Phương Bình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam- Cu Ba “Trong trường hợp có răng khôn mọc lệch và nguy cơ gây biến chứng cao thì nên lập kế hoạch giải quyết sớm để tránh phải nhổ răng khôn khi mang thai, dễ gặp biến chứng.”
Bác sĩ cũng cho biết thêm “Đôi khi ở thời điểm trước khi mang thai, ổ viêm nằm kín đáo chưa gây đau nhưng khi mang thai sức đề kháng giảm, vi khuẩn hoạt động mạnh khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Bệnh lý từ đó cũng tiến triển nặng hơn.”
Bên cạnh đó thì khi mang thai cũng không khiến khích nhổ răng khôn vì sẽ dễ gặp biến chứng và rất khó thực hiện. Răng chỉ có thể nhổ trong giai đoạn thai nhi đã phát triển hoàn thiện ( từ tháng thứ 4 – 7).
Trong trường hợp bắt buộc phải nhổ trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ thì phải có ý kiến của bác sĩ khoa sản để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc răng miệng trong thời kỳ mang thai cũng rất quan trọng, mẹ bầu hãy chọn cho mình bàn chải đánh răng mềm mảnh, để tránh làm tổn thương đến lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có nơi trú ngụ nữa nhé.
Tên sản phẩm |
Giá bán |
Mua hàng |
Bàn chải đánh răng cho bà bầu |
28.000 đồng |
SHOPEE ⇒ MUA NGAY |
Bàn chải đánh răng cho bà bầu | 88.000 đồng | LAZADA ⇒ MUA NGAY |
Qua bài Bà bầu mọc răng khôn có ảnh hưởng tới thai nhi không, có thể thấy rằng mọc răng khôn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi mà còn có thể phải đình chỉ thai nghén do gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mà khi có kế hoạch mang thai cần đi nha sĩ kiểm tra để có thể phát hiện kịp thời các bệnh về răng miệng, giúp việc điều trị dễ dàng hơn.