Đồ nhôm sử dụng trong gia đình lâu ngày thường xuất hiện hiện tượng bị oxi hóa và xỉn màu. Dưới đây sẽ hướng dẫn cách tẩy nhôm bị oxi hóa, sạch bóng mà không tốn sức. Mẹo làm sạch các sản phẩm bằng đồng và nhôm hữu ích cho mọi người. 11 Cách làm sạch đồ nhôm.
Nội dung bài viết:
Nhôm là gì?
- Nhôm (có nguồn gốc từ tiếng Pháp: aluminium, phiên âm tiếng Việt: a-luy-min-nhôm) là tên của một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn với ký hiệu Al và số hiệu nguyên tử 13.
- Nhôm thuộc kim loại, có màu trắng bạc, mềm và nhẹ. Nhôm có tính phản xạ cao cũng như có khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện lớn. Nhôm là một kim loại không độc hại với đặc tính chống mài mòn. Nhôm cũng là kim loại có thành phần nhiều nhất.
- Nhôm nguyên chất rất khó tìm thấy trong tự nhiên, nó thường được tìm thấy khi kết hợp với oxy và các nguyên tố khác. Trong cuộc sống hàng ngày người ta thường gọi là hợp kim nhôm.
Đồ nhôm là gì?
- Đồ nhôm là tất cả các vật dụng, dụng cụ sử dụng trong gia đình được sản xuất từ nhôm
Nhôm bị oxi hóa
- Nhôm bị oxi hóa là như thế nào? Khi bề mặt của lớp nhôm tiếp xúc với oxy và hơi ẩm trong thời gian dài sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa nhôm. Nhôm bị oxy hóa sẽ tạo ra một lớp nhôm oxit bám trên bề mặt làm giảm sự ăn mòn kim loại. Thông thường vật liệu nhôm chỉ dùng trong nấu nướng chứ không thể chứa vật liệu có tính axit và kiềm.
4 bước làm sạch đồ nhôm
Bước 1: Hãy tập thói quen làm sạch bề mặt các vật dụng bằng nhôm sau mỗi lần sử dụng hoặc bất cứ khi nào bạn bắt đầu nhận thấy quá trình oxy hóa nhôm đang xảy ra. Hãy chú ý đến những đốm trắng nhỏ, sự đổi màu và các vết cáu bẩn ngày càng trở nên khó để loại bỏ trên vật dụng nhôm.
Bước 2: Để làm sạch nồi hoặc chảo nhôm được anot hóa, hãy rửa chúng bên dưới dòng nước chảy ổn định. Nếu bạn đang lau chùi những vật dụng khác như bánh xe nhôm, hãy sử dụng một miếng vải sợi nhỏ hoặc vòi nước đang chảy để rửa sạch.
Bước 3: Nếu các vật dụng này vẫn còn vết bẩn, hãy đổ và ngâm ngập chúng vào trong nước sôi để thực hiện tráng nhôm. Thêm vài giọt xà phòng rửa bát có thành phần tẩy rửa mạnh vào và trộn đều cho đến khi bạn có dung dịch nước xà phòng. Để các vật dụng này ngâm tối đa một giờ.
Bước 4: Sử dụng thìa có cạnh phẳng để chà sạch các vết oxi hóa nặng cho đến khi bề mặt nhôm không còn các vết anot hóa. Kỹ thuật này yêu cầu bôi một ít dầu bôi trơn để thao tác thực hiện thêm phần dễ dàng và tăng hiệu quả làm sạch nhôm hơn.
11 Cách làm sạch đồ nhôm
Cách làm sạch nồi nhôm bị đen bằng giấm
Cách tẩy nhôm bị oxi hóa như thế nào? Giấm chắc hẳn là nguyên liệu luôn có sẵn trong tủ bếp nhà bạn. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tận dụng nó để làm sạch nồi nhôm bị đen. Với giấm, bạn sẽ dùng một lượng khoảng 3 – 5 thìa hoặc có thể nhiều hơn. Lượng giấm này tùy thuộc vào mức độ đen và dung tích của nồi.
Bạn sẽ đổ nước vào nồi và cho lượng giấm đã chuẩn bị vào cùng. Các bạn đun sôi dung dịch này trong vòng khoảng 30 phút. Khi mở vung ra, bạn sẽ thấy các vết cháy đen trong nồi tự động bong ra. Cùng với đó, mùi khó chịu trong nồi cũng được đánh bật hiệu quả. Vì vậy, đây là cách làm sạch nồi nhôm bị đen được khá nhiều bà nội trợ sử dụng.
Sử dụng bột baking soda
Baking soda được biết đến là nguyên liệu làm sạch vết bẩn hiệu quả. Vì vậy, bạn chỉ cần ngâm sản phẩm này với một lượng nước vừa đủ trong nồi. Thời gian ngâm khoảng 2 – 5 tiếng đồng hồ. Hết thời gian này, bạn sẽ dùng cọ để chà sạch các vết bẩn đen trong nồi.
Cách làm sạch nồi nhôm bị đen bằng vỏ trứng
Bạn có tin vỏ trứng sẽ giúp làm sạch nồi nhôm bị đen hiệu quả không? Với vỏ trứng, bạn chỉ cần bỏ nồi nhôm bị cháy nhà mình cùng với vỏ trứng lên bếp đun. Đến khi bạn thấy các vết bẩn bong ra và nổi lên bên trên là được.
Sau đó bạn có thể dùng nước rửa bát và giẻ rửa đáy nồi như bình thường. Đấy nồi sẽ được làm sạch hoàn toàn trở nên sạch bóng như mới. Chỉ cần tận dụng vỏ trứng thừa trong nhà là bạn có thể xử lý vết bẩn vô cùng hiệu quả.
Sử dụng chanh để làm sạch nồi nhôm bị đen
Chanh sẽ giúp vết đen bẩn của nồi nhôm bị loại bỏ nhanh chóng và hiệu quả. Với nguyên liệu này, bạn chỉ cần cắt nó thành từng lát mỏng. Sau đó sẽ xếp tất cả chúng vào đáy nồi nhôm và cho nước vào đun sôi lên. Khi nước sôi, bạn sẽ dùng thìa sắt để cạo đi phần bị đen ở đáy nồi. Cách làm sạch nồi nhôm bị đen này sẽ giúp bạn lấy đi vết bẩn một cách hoàn toàn.
Cách làm sạch nồi nhôm bị đen bằng vỏ táo
Trong quá trình nấu, chiếc nồi nhôm của bạn dễ dàng bị đen. Bạn có thể sử dụng vỏ táo để làm sạch các vết đen bám trên nồi nhôm. Cách làm này rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy phần vỏ táo đã gọt cho vào nồi vào nước và đun sôi. Bạn sẽ đun sôi trong khoảng 5 – 10 phút, sau đó để nguội và vệ sinh như bình thường. Vì vậy, cách làm sạch nồi nhôm bị đen này được rất nhiều người yêu thích.
Cách tẩy nhôm bị oxi hóa bằng nước chanh tươi
Axit tự nhiên từ chanh đủ mạnh để giải quyết quá trình oxy hóa và làm sạch nhôm hiệu quả. Kết hợp với một chất làm sạch tự nhiên như muối để tạo ra chất tẩy rửa và đánh bóng nhôm đơn giản.
Cắt đôi quả chanh và nhúng một trong hai nửa quả chanh vào trong muối. Dùng chanh đã được phủ muối để bắt đầu chà xát bề mặt của vật dụng nhôm. Tiếp tục nhúng chanh vào muối nhiều lần nếu cần.
Để làm sạch sâu hơn, hãy thử đun sôi các lát chanh trong nước khoảng 15 phút rồi dùng chúng để ngâm và rửa sạch các vật dụng kim loại. Phương pháp này hoạt động tương tự như quy trình sử dụng giấm, đồng thời làm cho ngôi nhà của bạn phảng phất hương chanh tươi mát.
Dùng chanh và muối để làm sạch hiệu quả các vết rỉ sét trên đồ đạc kim loại trong sân đã bị xỉn màu do tiếp xúc quá nhiều với độ ẩm trong không khí. Với phương pháp sử dụng chanh tươi này, đảm bảo các đồ vật bằng nhôm sẽ sáng bóng trở lại một cách nhanh chóng.
Sử dụng kem Tartar (Cream of tartar)
Cream of tartar là sản phẩm làm mịn và chống đông cứng mà nhiều người trong chúng ta rất hiếm khi sử dụng. Kem Tartar là một chất phụ gia có tính axit, được chiết xuất từ quá trình làm rượu vang. Tính Axit của sản phẩm này hoạt động giống như nước chanh, giúp phá vỡ quá trình oxy hóa.
Đổ một ít cream of tartar vào một chiếc bát nhỏ và thêm dung dịch oxy già vào cho đến khi tạo thành hỗn hợp sệt. Nhúng vải sợi nhỏ vào trong hỗn hợp và chà xát lên bề mặt nhôm. Hãy chờ các thành phần của hỗn hợp hoạt động trong mười phút.
Rửa sạch miếng vải và sau đó dùng nó để chà sạch hỗn hợp dính trên bề mặt nhôm. Rửa sạch nhôm với nước như bình thường và để khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại. Thay thế bằng bột baking soda nếu bạn không có kem tartar.
Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng
Có hàng trăm chất tẩy rửa nhôm trên thị trường giúp dễ dàng loại bỏ quá trình oxy hóa. Nếu bạn lựa chọn phương pháp này, hãy đảm bảo chỉ chọn mua đúng chất đánh bóng kim loại dành riêng cho nhôm.
Những chất tẩy rửa chuyên dụng này thường sản xuất dưới dạng một lớp keo trong suốt có tác dụng như một lớp phủ bảo vệ và chất làm sáng cho kim loại. Sử dụng một miếng vải sợi nhỏ phủ lên một lượng sản phẩm vừa đủ và bắt đầu đánh bóng nhôm.
Biết cách tẩy nhôm bị oxi hóa là một mẹo hay, đảm bảo rất hữu ích để ứng dụng ở một số thời điểm nhất định. Không quan trọng bạn là chủ nhà hay người thuê nhà, gần như mọi người trên thế giới này đều sử dụng các sản phẩm bằng nhôm khi nấu ăn, lái xe hoặc thậm chí dùng cho các loại nội thất đồ sộ trong sân vườn.
Nhôm là một kim loại rất chắc chắn, bền bỉ và sẽ không dễ bị hư hại. Vì vậy tốt nhất bạn nên học cách chăm sóc và kéo dài tuổi thọ của chúng càng lâu càng tốt bằng cách chỉ sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng dành riêng cho nhôm. Nhiều chất tẩy rửa kim loại có chứa amoniac, trinatri photphat và các hóa chất khác có thể ăn mòn, gây hại cho nhôm.
Nấu chín nguyên liệu có tính axit vào bên trong vật dụng nhôm
Cách tự tạo dung dịch đánh bóng nhôm như thế nào? Nếu bạn đang muốn làm sạch một chiếc nồi bằng nhôm đã bị oxy hóa bên trong. Cách hiệu quả nhất là bạn chỉ cần nấu chín một loại nguyên liệu có tính axit nào đó vào bên trong chiếc nồi này, chẳng hạn như: cà chua, táo cắt lát, chanh cắt lát hoặc đại hoàng.
Đặt nồi lên bếp, thêm một nồi những thực phẩm có tính axit đã kể trên và lượng nước vừa đủ để tráng sạch những chỗ bị oxy hóa bên trong nồi. Đun sôi nồi, sau đó tắt bếp và đổ tất cả mọi thứ ra bên ngoài. Vì quá trình oxy hóa sẽ thoát ra trong khi đun sôi, do đó bạn không nên ăn thức ăn đang nấu trong nồi này. Các loại dung dịch axit tẩy nhôm khá hiệu quả thường được những người nội trợ sử dụng.
Máy chà cơ học
Đây là phương pháp đơn giản nhất để làm sạch bề mặt kim loại chà trực tiếp vào các vết xỉn màu trên bề mặt nhôm. Liên tục chà đi chà lại cho đến khi nhôm trắng và mất đi lớp xỉn màu này. Máy đánh bóng đồ nhôm thường được các dịch vụ chuyên nghiệp sử dụng.
Nhược điểm của phương pháp này là mất rất nhiều thời gian, nếu sử dụng lực không đều sẽ gây lồi lõm bề mặt vật dụng, gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, máy chà cơ học này cũng không thể tác động đến các góc cạnh, bề mặt nhỏ của vật dụng. Vì vậy phương pháp này chỉ ứng dụng được cho các sản phẩm nhôm có bề mặt phẳng và cần làm sạch ở những vị trí chính diện với vết xỉn màu trung bình, số lượng ít.
Dùng hóa chất tẩy trắng nhôm
Dung dịch làm sạch nhôm nào tốt nhất? Là quá trình gây ra phản ứng hóa học trên bề mặt vật dụng bằng nhôm, có 2 mục đích chính là tạo độ sáng bóng trên bề đồng thời tạo một lớp oxit bao phủ giúp bảo vệ bề mặt nhôm. Quá trình cách tẩy trắng nhôm này được thực hiện theo ba bước đơn giản sau:
- Bước 1: Tẩy sạch dầu mỡ, làm sạch các mảng dầu hoặc bụi bẩn, nấm mốc trên bề mặt nhôm. Bạn cần lựa chọn chế phẩm tẩy dầu mỡ phù hợp với khả năng tẩy nhanh, sạch dầu, sạch bụi bẩn, không ăn mòn, không làm đen, xỉn màu bề mặt nhôm và không gây biến dạng bề mặt. Cùng như phải dễ sử dụng và thân thiện môi trường.
- Có nhiều cách để tẩy sạch dầu mỡ là phun xịt, ngâm hay lau chùi, tùy theo tính chất thực tế của các sản phẩm kim loại khác nhau. Các chế phẩm tẩy rửa này thường có mã thương mại như MC-03, CS-600, …
- Bước 2: Đánh bóng bề mặt kim loại nhôm, là quá trình tẩy sạch vết xỉn màu, tẩy sạch mốc đen, đồng thời tạo độ bóng mịn trên bề mặt. Quá trình này cũng bao gồm việc hạn chế ăn mòn, không gây biến dạng bề mặt, bảo vệ lớp oxy hóa bền lâu và tránh tái mốc vàng trên nhôm. Các chế phẩm thường được sử dụng cho việc đánh bóng bề mặt vật liệu nhôm như ST-500, ST-501, ST-502,… Ở công đoạn này, bạn có thể ngâm, bôi đều hoặc phun xịt lên trên bề mặt nhôm, và tùy theo điều kiện mà bạn có thể kết hợp thêm thao tác chà xát hoặc lau chùi.
- Bước 3: Bảo vệ bề mặt kim loại nhôm, các vật dụng bằng nhôm sau khi được đánh bóng thì nên nhúng chúng qua dung dịch bảo vệ bề mặt nhôm. Việc này giúp tạo một lớp phủ bề mặt trong suốt nhằm bảo vệ bề mặt nhôm bền hơn theo thời gian. Quá trình xử lý này rất đơn giản và dễ thực hiện.
Trên đây là chia sẻ 11 Cách làm sạch đồ nhôm. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn.
Xem thêm >>