Nguyên nhân buồn nôn khi tập thể dục và cách khắc phục

Bạn chức hẳn là người thường xuyên vận động và chắc hẳn ai cũng biết tập luyện thể dục thể thao sẽ góp phần nâng cao thể lực, đem đến một sức khỏe cường tráng, cơ bắp dẻo dai,… Song không ít người lại mắc phải trường hợp “buồn nôn sau khi tập thể dục”. Đừng quá lo bạn nhé, giờ hãy cùng chongiadung.net tìm hiểu xem Nguyên nhân buồn nôn khi tập thể dục và cách khắc phục vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Buồn nôn khi tập thể hình, vì sao?
Buồn nôn khi tập thể hình, vì sao?

Nội dung bài viết:

Nguyên nhân buồn nôn khi tập thể dục và cách khắc phục

Nguyên nhân gây buồn nôn sau khi tập thể dục

Theo Anne R. Crecelius – Phó Giáo sư Khoa học sức khỏe và thể thao ở Đại học Dayton (Mỹ), các cơ xương chân, tay phải co duỗi thường xuyên khi bạn tập thể dục. Để đạt hiệu quả cao nhất, chúng sẽ cần lượng oxy nhiều hơn trạng thái nghỉ thông thường.

Cơ tim cũng vì thế phải co một cách nhanh chóng nhằm đưa lưu lượng máu đến khắp cơ thể nhiều hơn cũng như đưa oxy đến các cơ giúp bạn tập luyện. Do đó, để cung cấp lượng máu tối đa đến các cơ này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách giảm bớt máu ở các nơi không hoạt động, điển hình là ruột.

Lúc này, mạch máu ở ruột bị co lại hay còn gọi là co mạch (Vasoconstriction). Và có người sẽ cho rằng việc này sẽ gây ra triệu chứng buồn nôn sau khi tập thể dục. Song, đây chỉ là “phần nổi của tảng băng” thôi. Vậy tại sao khi lượng máu tới ruột ít hơn lại khiến bạn buồn nôn?

Buồn nôn do tập thể dục: Những điều người tập luyện nên biết
Buồn nôn do tập thể dục: Những điều người tập luyện nên biết

Anne R. Crecelius cho rằng, việc thiếu máu cục bộ hay lưu lượng máu giảm có thể tác động đến hệ tiêu hóa. Chúng sẽ thay đổi cách các tế bào hấp thụ dưỡng chất cũng như cách thức ăn được phân hủy khi đi qua ruột. Do đó, các những thay đổi này sẽ gây nên cảm giác khó chịu cho bạn.

Đặc biệt, việc lưu lượng máu giảm còn tạo nên ảnh hưởng rất mạnh khi hệ tiêu hóa đang phải cố gắng hấp thụ và phân hủy thức ăn nhiều hơn. Và đây chính là lý do chủ yếu khiến bạn bị buồn nôn sau khi tập thể dục. Nếu bạn ăn một bữa no chứa nhiều chất béo hay carbohydrate cô đặc thì triệu chứng buồn nôn sẽ càng rõ hơn.

Nguyên nhân buồn nôn khi tập thể dục và cách khắc phục
Nguyên nhân buồn nôn khi tập thể dục và cách khắc phục

>>Đọc thêm: 12 lợi ích của chạy bộ thường xuyên với cơ thể<<

Cách khắc phục tình trạng buồn nôn sau khi tập thể dục

Theo Anne R. Crecelius, trước hết, bạn nên điều chỉnh lại cường độ tập thể dục. Buồn nôn sẽ diễn ra nhiều hơn nếu bạn tập với cường độ cao. Khi ấy, sẽ tạo ra xung đột lưu lượng máu là lớn nhất. Đặc biệt, ai chỉ mới vừa tập thể dục thì nên bắt đầu từ bài tập cường độ thấp, rồi tăng dần lên sẽ giảm được vấn đề buồn nôn.

Tuy nhiên, nếu cả bài tập nhẹ cũng làm bạn khó chịu trong bụng thì bạn nên thay đổi cả loại hình tập luyện. Nếu bạn cứ tập mãi một loại hình nhất định (như đạp xe) thì sẽ dễ gây ra vấn đề đường ruột hơn. Do đó, bạn hãy cố gắng tập nhiều loại hình khác nhau để hạn chế sự khó chịu của đường tiêu hóa nhé.

Nguyên nhân buồn nôn khi tập thể dục và cách khắc phục
Nguyên nhân buồn nôn khi tập thể dục và cách khắc phục

Ngoài ra, bạn cũng cần khởi động trước khi tập thể dục. Điều này sẽ giúp cơ thể thích nghi từ từ với việc phân bổ lưu lượng máu, hạn chế sự thay đổi nhanh chóng quá trình trao đổi chất ở ruột.

Đồng thời, sau khi tập thể dục xong, bạn cũng cần có khoảng thời gian để hạ nhiệt. Ví dụ, sau khi chạy xong, bạn tuyệt đối không ngồi xuống hay nằm nghỉ liền. Thay vào đó, hãy đi bộ thong thả vài phút, rồi mới dừng lại nghỉ.

Cách ngăn ngừa buồn nôn khi tập gym hiệu quả
Cách ngăn ngừa buồn nôn khi tập gym hiệu quả

Hơn nữa, bạn còn phải kiểm soát cả chế độ ăn nữa, hạn chế ăn no sát giờ tập thể dục, nhất là thực phẩm khó tiêu. Theo gợi ý từ Anne R. Crecelius, bạn có thể kết hợp các thực phẩm như: Gừng, bánh quy giòn và nước dừa bởi chúng có khả năng làm dịu dạ dày đấy.

 

Và cũng nên nhớ uống đủ nước nhé. Đây là một trong các cách tốt nhất để tránh các vấn đề hệ tiêu hóa khi tập luyện. Đặc biệt, khi bạn phải hoạt động đòi hỏi sức bền, hãy cố gắng uống tầm 500ml nước/giờ hoặc bổ sung thức uống thể thao (chứa carbohydratenatri thấp) đối với bài tập cường độ cao.

Nguyên nhân buồn nôn khi tập thể dục và cách khắc phục
Buồn nôn khi tập gym có nguy hiểm hay không và cách phòng ngừa

>>Đọc thêm: Tìm hiểu về máy chạy bộ đa năng<<

Một số lưu ý

Triệu chứng buồn nôn thường sẽ “biến mất” trong một giờ sau khi tập thể dục xong. Nếu chúng vẫn còn kéo dài hoặc lặp lại ở mọi buổi tập (dù đã áp dụng cách khắc phục trên) thì bạn nên đi khám bác sĩ nhé.
Nếu bạn bị nôn thực sự thì sau đó hãy nhớ bù nước và ăn uống để bổ sung dinh dưỡng đã mất nhé.

Nếu bạn muốn tăng cường độ tập luyện hiện tại thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia để điều chỉnh kế hoạch sao cho hợp lý nhất.

Cách để Tránh bị nôn khi tập thể dục
Cách để Tránh bị nôn khi tập thể dục

Hy vọng qua chia sẻ Nguyên nhân buồn nôn khi tập thể dục và cách khắc phục trên, bạn đã biết được nguyên nhân và cách khắc phục triệu chứng buồn nôn sau khi tập thể dục rồi nhé. Dù tập luyện thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng cần có kế hoạch hợp lý, không nên quá sức của bản thân nha.