Giải rượu nhanh để lấy lại cân bằng, xua tan mệt mỏi khi chẳng may uống quá chén trong các cuộc nhậu. Vậy Uống gì để giải rượu? Cách giải rượu nhanh nhất tại nhà như thế nào? Cùng chongiadung.net chia sẻ 10 cách giải rượu ngay lập tức tại nhà trong bài viết dưới đây nhé.
- Hướng dẫn 3 bước khai báo y tế online trên máy tính và điện thoại
- Dầu dưỡng Babi Mild Pure Natural của nước nào có tốt không
- Đánh giá chi tiết máy khử mùi Markel
Nội dung bài viết:
10 cách giải rượu ngay lập tức tại nhà
Lợi ích của việc giải rượu
Giải rượu nhanh là việc cần thiết nhằm giúp người say trở lại trạng thái tỉnh táo, không mệt mỏi sau cuộc nhậu đồng thời tránh được những biến chứng nguy hiểm do uống nhiều rượu bia gây nên như:
- Nhịp tim không đều
- Thân nhiệt giảm
- Nôn, co giật
- Rối loạn giấc ngủ
- Mất nước
- Đau dạ dày
- Hôn mê (trường hợp ngộ độc nặng)
Cách giải rượu bằng uống nước lọc
- Uống nhiều nước lọc là cách giải rượu nhanh nhất. Nó giúp giảm cơn đau đầu, buồn nôn khi say rượu đồng thời còn bù đắp lượng nước cơ thể bị mất đi và pha loãng lượng cồn trong máu. Từ đó giúp bạn tỉnh táo hơn, đập tan cơn khát do rượu gây ra.
- Cách giải rượu nhanh này dễ thực hiện, có thể giúp cải thiện tình trạng say rượu nhanh chóng và hoàn toàn không gây hại cho cơ thể.
Cách giải rượu nhanh bằng trà gừng pha mật ong
- Người đang say rượu thường có cảm giác lạnh, buồn nôn kèm với huyết áp tụt. Trong khi đó, gừng lại mang tính ấm, điều hòa khí huyết tốt, chống buồn nôn hiệu quả. Còn mật ong giúp hỗ trợ chuyển hóa của cơ thể, giảm nồng độ cồn trong máu nhanh chóng. Vì thế, khi kết hợp 2 loại nguyên liệu này với nhau sẽ giúp giải rượu nhanh.
- Phương pháp này hay ở chỗ chúng dễ làm, nguyên liệu quen thuộc với cuộc sống nhưng với người bị đau dạ dày thì khi uống trà gừng sẽ gây hại do nó có tính cay
- Cách làm trà gừng mật ong giải cơn say rượu nhanh như sau: Bạn hãy thái một củ gừng tươi thành nhiều lát mỏng. Đem sắc nước uống, cho thêm một thìa mật ong, khuấy đều và dùng.
Cách giải rượu bằng uống chanh muối
- Nước chanh là loại nước có chứa axit chua làm dạ dày bạn thức tỉnh đánh tan sự ngủ quên của cơ thể làm các dây thần kinh được thả lỏng hơn. Uống nước chanh là cách giải rượu nhanh chóng nhất giúp bạn tỉnh táo nếu bạn không thích vị nhạt của nước lọc. Nếu thêm chút muối vào nước chanh bạn cũng sẽ bổ sung thêm cho cơ thể một số loại I ốt, điều này cũng giúp làm tan chất cồn còn đọng lại nhanh hơn.
>>Đọc thêm: 12 cách giải rượu từ thực phẩm tự nhiên<<
Cách giải rượu bia nhanh bằng nước ép cà chua
- Trong cà chua chứa nhiều các vitamin cũng như những chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Vì thế, nó được dùng để giải rượu nhanh do khi say, dạ dày bị kích thích gây nôn, khiến giải phóng lượng chất điện giải ra ngoài. Uống một cốc nước ép cà chua sẽ giúp bổ sung dưỡng chất, cần bằng ion dần trở về như cũ, giúp bạn lấy lại cân bằng, tỉnh táo hơn.
- Tuy nhiên, mặt hạn chế của cách giải rượu bia nhanh này là không phải lúc nào cũng có dụng cụ ép nước sẵn trong nhà, và nếu làm cũng mất một ít thời gian.
Cách giải rượu cực nhanh bằng cháo đỗ xanh
- Đỗ xanh có tính lạnh, mát gan, thanh nhiệt, thải độc. Những công dụng của loại đỗ này rất có ích để giải rượu nhanh cho người say rượu. Nấu một nồi cháo đậu xanh loãng để nguội, cho họ ăn vài bát sẽ giúp cơ thể hết mệt mỏi, thoát khỏi cơn say vào sáng hôm sau khi thức dậy.
- Cách làm này tuy bổ dưỡng xong lại mất thời gian và không có tác dụng giải rượu cực nhanh ngay lập tức. Vì thế, tốt nhất chỉ nên dùng khi người say rượu đã trở nên tỉnh táo, có nhận thức trở lại.
Cách giải rượu nhanh bằng trà xanh
- Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, loại bỏ các độc tố trong cơ thể, axit tanic trong lá trà khử được chất cồn trong rượu. Điều này giúp cơ thể giải rượu nhanh ra ngoài hơn sau khi say hay ngộ độc.
- Hãy dùng lá trà tươi, rửa sạch rồi đun nước uống hoặc lấy trà khô, bỏ một ít vào ấm rồi pha với nước sôi rồi uống nóng. Khi uống có thể thêm lát gừng tươi sẽ làm dịu dạ dày nhanh chóng, tăng tác dụng giải rượu.
- Dù có ích với việc giải rượu nhanh nhưng lá trà xanh rất khó tìm kiếm, nếu mua cũng mất thời gian để chọn lá hơn nữa, nghiên cứu còn chỉ ra trà xanh không tốt cho dạ dày. Vì thế, nếu đang say rượu thì nên hạn chế dùng loại lá này.
Cách giải rượu bia bằng uống nước dừa
- Nước dừa giúp bù nước và nhiều chất điện giải cho cơ thể như natri, kali – Những yếu tố thường bị mất đi lúc nôn do dùng rượu quá chén. Vì vậy, uống nước dừa cũng là một trong những phương pháp giúp giải rượu nhanh chóng, được áp dụng phổ biến hiện nay.
Cách giải độc rượu nhanh bằng nước mía
- Nước mía ngọt mát tự nhiên, chứa nhiều đường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Nhờ vậy mà giải độc rượu nhanh và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người say rượu mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao thì hoàn toàn không nên uống nước mía nhằm giải rượu nhanh. Bởi lẽ, mía chứa hàm lượng đường cao sẽ dẫn đến nguy cơ làm những bệnh lý trên trầm trọng hơn.
>>Đọc thêm: 7 cách giải rượu bia nhanh và hiệu quả<<
Cách giải rượu bằng ăn chuối
- Lượng kali lớn trong chuối giúp bù lại ion này cho cơ thể bị mất đi do rượu. Vì vậy ăn vài quả chuối hoặc uống sinh tố chuối giúp cơ thể bạn tránh khỏi tình trạng uể oải, là cách giải rượu nhanh và hiệu quả.
- Chuối giúp giải rượu nhưng nếu bị gút hay dạ dày lại tuyệt đối không nên ăn. Vì thế, nếu người say rượu mắc các bệnh này cần chuyển sang phương pháp giải rượu hợp lý hơn.
Các giải độc rượu bia nhanh bằng nước ép trái cây
- Một số nước trái cây khác như nước dưa hấu, nước ép bưởi…sẽ giúp bạn được bù lại lượng nước khi bị nôn nhiều, ngoài ra còn giúp thanh nhiệt, giải rượu nhanh. Những chất dinh dưỡng và vitamin trong nước ép trái cây sẽ giúp làm mát gan, hồi phục cơ thể nhanh chóng sau cơn say.
- Trái cây tuy chứa nhiều vitamin hỗ trợ giải độc rượu bia nhanh nhưng hiện nay vì lợi nhuận, nhiều người bán đang tâm cho thuốc tăng trọng vào dẫn tới nhiều trái cây chứa độc tố. Do vậy, cần chọn thật kỹ trước khi dùng nó để ép nước nhằm tránh tạp chất ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là một số cách giúp giải rượu nhanh chóng, hiệu quả lại dễ làm mà bạn cần nhớ để chăm sóc cho bản thân hoặc người thân, bạn bè. Nếu sau khi làm một số cách trên người say vẫn không tỉnh rượu hoặc sau khi tỉnh cơ thể vẫn cảm thấy khó chịu, đau đầu, chóng mặt, giảm hoặc mất thị lực…cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Nguồn: hellobacsi