Căn cước công dân (CCCD) gắn chip hiện nay nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người dân trên cả nước. Vậy thì những đối tượng nào cần đổi và thủ tục đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân mã vạch sang loại gắn chip thực hiện thế nào? Cùng chogiadung.net tìm hiểu Hướng dẫn cách đổi chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch sang loại gắn chip trong bài viết dưới đây nhé.
- Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu vận đơn J&T Express
- Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký gói 4G SPEED199 của Vinaphone
- Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu số dư tài khoản ngân hàng BIDV
Nội dung bài viết:
Hướng dẫn cách đổi chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch sang loại gắn chip
Các đổi Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip
Bước 1: Công dân đến địa điểm tiếp nhận hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại Căn cước công dân
Tại điểm tiếp nhận, công dân xuất trình sổ hộ khẩu, các giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền để chứng minh nội dung thông tin của công dân.
Bước 2: Cán bộ tiến hành kiểm tra thông tin
Cán bộ phụ trách sẽ tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân từ “Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân” trong phần mềm cấp Căn cước công dân đã được cập nhật, đồng bộ từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với thông tin trong sổ hộ khẩu, giấy tờ để xác định chính xác người được cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân.
Bước 3: Cắt góc và trả thẻ Căn cước công dân gắn chip
Trường hợp 1: Công dân chọn cách nhận Căn cước công dân gắn chip mới tại cơ quan đăng ký:
- Nếu Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số hoặc Căn cước công dân có mã vạch còn rõ nét ảnh, số và chữ thì trả Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số hoặc Căn cước công dân có mã vạch chưa cắt góc thì sẽ cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân gắp chip cho công dân để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip. Nếu Chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải thu lại, hủy thẻ, ghi vào hồ sơ và được cấp thêm giấy xác nhận số Căn cước công dân.
- Tiếp đó, công dân nộp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân gắn chip. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ cắt góc phía trên bên phải mặt trước Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số, thẻ Căn cước công dân gắn mã vạch, ghi vào hồ sơ và trả lại cho công dân. Cụ thể:
- Chứng minh nhân dân 9 số: Cắt mỗi cạnh góc vuông là 2 cm;
- Chứng minh nhân dân 12 số, Căn cước công dân gắn mã vạch: Cắt mỗi cạnh góc vuông là 1,5 cm.
Trường hợp 2: Công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu:
- Nếu thẻ cũ còn rõ nét ảnh, số và chữ thì cơ quan quản lý Căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc và trả Chứng minh nhân dân 09 số, 12 số và thẻ Căn cước công dân gắn mã vạch đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân. Nếu Chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải thu lại, hủy thẻ, ghi vào hồ sơ và được cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
- Sau đó, phía cơ quan quản lý sẽ phối hợp với bưu điện để thực hiện trả thẻ qua đường bưu điện và công dân phải trả phí chuyển phát theo quy định.
- Lưu ý: Thông tư mới này của Bộ Công an không quy định rõ về thời hạn giải quyết giống như quy định về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trước đây.
Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra thông tin nhà thầu trên mạng đấu thầu quốc gia<<
Một số lưu ý khi thực hiện đổi sang Căn cước công dân có gắn chip
- Theo Điều 11 Dự thảo Thông tư quy định chi tiết Nghị định 137/2015/NĐ-CP liên quan đến một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước công dân:
- Ảnh chân dung trong Căn cước công dân gắn chip là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành. Nếu theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó.
- Thu nhận vân tay qua máy gồm vân tay phẳng 04 ngón chụm bàn tay phải, 04 ngón chụm bàn tay trái, 02 ngón cái và lần lượt từng vân tay lăn. Trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì phải ghi chú vào vị trí tương ứng của ngón đó.
Trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân nhưng chưa được cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân hoặc bị mất
Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Công dân gửi văn bản đề nghị cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân và xuất trình bản chính và nộp bản sao thẻ Căn cước công dân, bản sao Chứng minh nhân dân 9 số (nếu có) cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan quản lý Căn cước công dân nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Bước 2: Cán bộ quản lý Căn cước công dân kiểm tra thông tin. Nếu hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả cho công dân. Nếu không hợp lệ thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Thời gian cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
>>Đọc thêm: Hướng dẫn tra cứu thông tin quy hoạch TP HCM trên máy tính và điện thoại<<
Một số thông tin về căn cước công dân gắn chip
- Đề án Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip đã chính thức được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 1368/QĐ-TTg. Dự kiến việc cấp Căn cước công dân có gắn chip sẽ được triển khai trong tháng 01/2021 tới đây.
Ai cần phải đổi Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip?
- Chỉ có những người có chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân bị hết hạn, hoặc bị mất, hỏng; hoặc cần đổi mới các thông tin, nhận dạng cá nhân mới phải đổi sang loại Căn cước công dân gắn chip. Khi Căn cước công dân gắn chip được đưa vào sử dụng thì sẽ song song tồn tại các loại giấy tờ tùy thân sau: Căn cước công dân 9 số/Căn cước công dân 12 số/Căn cước công dân mã vạch và Căn cước công dân gắn chip.
Lợi ích của việc đổi sang Căn cước công dân gắn chip
- Căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm so với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay, cụ thể:
- Tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn.
- Dễ dàng liên kết dữ liệu về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế,… của công dân đó.
- Không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đây.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ.
Mất Căn cước công dân gắn chip có sao không?
- Theo Bộ Công an, mức độ bảo mật của chip rất cao, chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được. Do đó, nếu không may bị trộm cắp cũng không bị ảnh hưởng gì vì người giả mạo sẽ không thực hiện được giao dịch.
Đổi sang Căn cước công dân gắn chip có cần làm lại các giấy tờ khác không? - Trên thực tế, số trên Căn cước công dân gắn chip với số trên Căn cước công dân mã vạch là giống nhau, do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ đã dùng trước đó (Theo đại diện Bộ Công an). Sau khi được cấp Căn cước công dân gắn chip, công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số Căn cước công dân trước đây bình thường mà không hề có bất cứ phiền toái nào.
Trên đây là chia sẻ Hướng dẫn cách đổi chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch sang loại gắn chip, mong rằng qua bài viết trên có thể mang chút thông tin đến bạn về thủ tục đổi sang căn cước công dân gắn chip. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại bình luận phía dưới để được tư vấn, giải đáp nhé!