Cách kiểm tra đồ vật dễ gây hóc nghẹn trẻ nhỏ

Hóc nghẹn ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều hệ quả rất xấu, do đó, bố mẹ thường xuyên phải kiểm tra để bảo vệ bé yêu được tốt nhất. Tuy nhiên Cách kiểm tra đồ vật dễ gây hóc nghẹn trẻ nhỏ thế nào là đúng cách? Cùng chongiadung.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Danh sách những loại đồ ăn dễ gây hóc nghẹn nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Danh sách những loại đồ ăn dễ gây hóc nghẹn nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nội dung bài viết:

Cách kiểm tra đồ vật dễ gây hóc nghẹn trẻ nhỏ

Cách kiểm tra

  • Thời gian gần đây, một đoạn video được đăng lên Instagram của Tiny Hearts Education – Tổ chức hỗ trợ nuôi dạy và chăm sóc con ở Australia – đã thu hút được rất nhiều lượt quan tâm của bố mẹ. Đoạn video cho thấy được những mẹo đơn giản để xác định xem trẻ có đang mắc phải nguy cơ hóc nghẹn hay không.
  • Trong video, người mẹ tạo ra một vòng tròn bằng ngón cái và ngón trỏ – vòng tròn xấp xỉ kích thước đường thở của một đứa trẻ khoảng 3 tuổi, sau đó, lần lượt kiểm tra bằng cách thả vài món đồ chơi qua vòng tròn để thấy được những đồ chơi có nguy cơ gây hóc nghẹn trẻ.
  • Nếu những món đồ chơi, thức ăn vừa vòng tròn, đó là những mối nguy cơ gây hóc nghẹn ở trẻ nhỏ. Sau khi video được đăng tải, hàng trăm ông bố bà mẹ đã vào cảm ơn, chia sẻ mạnh bởi vì lời chia sẻ vô cùng hữu ích này.
  • Ví dụ gần như quả nho, hoàn toàn có thể chui vừa qua vòng tròn nhỏ đó. Vì vậy,  nguy cơ hóc nghẹn khi trẻ ăn quả nho là rất cao.
Cách kiểm tra đồ vật dễ gây hóc nghẹn trẻ nhỏ
Thực phẩm, đồ vật dễ gây hóc cho bé

3 phương pháp sơ cứu khi trẻ bị hóc nghẹn

Ho dị vật ra

  • Khi trẻ bị hóc nghẹn, bạn giúp trẻ ho dị vật đang kẹt ở trong cổ bé ra. Nếu trẻ không thể làm được, hãy chuyển qua cách vỗ vào lưng.
Cách kiểm tra đồ vật dễ gây hóc nghẹn trẻ nhỏ
Cách kiểm tra đồ vật dễ gây hóc nghẹn trẻ nhỏ

Vỗ vào lưng

  • Bạn giúp trẻ gập người về phía trước, sau đó, sử dùng cùi tay vỗ thật mạnh vào vị trí giữa 2 bả vai của trẻ khoảng 5 lần. Kiểm tra xem trong miệng trẻ còn dị vật không, nếu còn thì chuyển qua giúp trẻ ép bụng.
Tránh các sai lầm sau khi xử lý trẻ hóc dị vật
Cách kiểm tra đồ vật dễ gây hóc nghẹn trẻ nhỏ

Ép bụng

Các bước thực hiện như sau:

  • Đứng phía sau lưng trẻ, chân tạo thành thế chân trước sau rồi lồng hai chân vào giữa hai chân trẻ. Bạn có thể quỳ gối để cao ngang tầm trẻ. Ép thật mạnh vào bụng trẻ 5 lần bằng cách: 
  • Choàng hai tay ra phía trước, ngang với thắt lưng. Một tay bạn nắm chặt hình nắm đấm, tay còn lại đặt lên tay kia để tạo lực.
  • Đặt 2 tay lên trên vùng thượng vị của trẻ rồi lần lượt thực hiện ấn mạnh từ dưới lên trên 5 lần.
Phòng ngừa trẻ bị hóc nghẹn
Phòng ngừa trẻ bị hóc nghẹn
  • Nếu bạn thấy trẻ vẫn hóc, hãy gọi ngay xe cấp cứu rồi liên tục thực hiện vỗ lưng, ép bụng cho tới khi xe cứu thương tới.
  • Nếu trẻ không có phản ứng gì nữa, hãy mở miệng trẻ để kiểm tra hơi thở. Nếu bạn phát hiện trẻ không thở phải ngay lập tức thực hiện hô hấp nhân tạo.

Tại sao trẻ nhỏ dễ bị nghẹn khi ăn?

  • Nghẹt thở là một nguyên nhân phổ biến gây thương tích và tử vong ở trẻ nhỏ, chủ yếu là do đường thở nhỏ của chúng dễ bị tắc nghẽn. Trẻ phải mất thời gian để thành thạo khả năng nhai và nuốt thức ăn, và trẻ có thể không thể ho đủ mạnh để đánh bật sự tắc nghẽn đường thở. Khi trẻ sơ sinh khám phá môi trường của chúng, chúng cũng thường đưa đồ vật vào miệng – điều này có thể dẫn đến nghẹn trẻ sơ sinh.
  • Đôi khi tình trạng sức khỏe cũng làm tăng nguy cơ mắc nghẹn. Chẳng hạn, trẻ bị rối loạn nuốt, rối loạn thần kinh cơ, chậm phát triển và chấn thương sọ não có nguy cơ mắc nghẹn cao hơn so với những trẻ khác.
Cách kiểm tra đồ vật dễ gây hóc nghẹn trẻ nhỏ
Cách kiểm tra đồ vật dễ gây hóc nghẹn trẻ nhỏ

Các nguyên nhân phổ biến nhất của nghẹn trẻ sơ sinh là gì?

  • Thực phẩm là nguyên nhân phổ biến nhất gây nghẹn trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, những đồ vật nhỏ và một số loại hành vi nhất định trong khi ăn như: ăn trong khi mất tập trung cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị nghẹn.
  • Tóm lại, mắc nghẹn là một phản xạ tự nhiên của con người nhằm giúp ngăn ngừa nghẹt thở. Bé có thể bị mắc nghẹn do đã nuốt phải dị vật nhưng bé cũng có thể nghẹn nếu bé ăn quá nhanh hoặc cho quá nhiều thức ăn vào miệng. Thậm chí bé còn có thể bị nghẹn nếu bé không thích mùi vị hoặc độ đặc và độ mịn của đồ ăn.

Vì trẻ nhỏ cực kỳ năng động, hiếu kỳ, hay chạy nhảy và cầm nắm đồ vật, do đó nguy cơ trẻ rất dễ bị hóc nghẹn. Do đó, lưu lại ngay Cách kiểm tra đồ vật dễ gây hóc nghẹn trẻ nhỏ và cách thực hiện sơ cứu cho trẻ khi hóc nghẹn mẹ nhé!