Bên cạnh hoa Lay ơn, hoa Thược Dược cũng là loài hoa rất được ưa chuộng để cắm vào mỗi dịp Tết đến. Vậy Cách trồng và chăm sóc hoa thược dược ra sao để giúp chúng nở đẹp nhất. Cùng chongiadung.net tìm hiểu Cách trồng và chăm sóc hoa thược dược trong bài viết sau nhé.
- Hướng dẫn chi tiết cách đặt vé xe Phương Trang
- Thông tin vé xe Phương Trang mới nhất
- 4 cách làm sạch và khử mùi bình hoa tự nhiên
Nội dung bài viết:
Cách trồng và chăm sóc hoa thược dược
Hoa thược dược là gì?
- Hoa Thược Dược có tên khoa học là Dahlia, là loài hoa có nguồn gốc từ Mexico và là quốc hoa tại đất nước này. Thược Dược là một chi thực vật có củ, thuộc vào họ Cúc, chúng thường phát triển vào mùa xuân từ những củ nhỏ ban đầu. Loài hoa này có khả năng thích nghi cao với nhiều điều kiện thời tiết, khí hậu. Chỉ cần bỏ chút công chăm sóc là bạn có thể khiến chúng nở như mong muốn.
- Hoa Thược Dược có nhiều màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là màu đỏ, tím, vàng, hồng và trắng. Hoa của chúng có đường kính trung bình từ 8 đến 10cm, nụ hoa có kích thước từ 2-3cm. Chiều cao của cây trung bình từ 0,5-1 mét, tuy nhiên hiện nay người ta đã lai tạo ra được những giống hoa Thược Dược có chiều cao chỉ từ 30cm.
Lựa chọn giống hoa
Hoa Thược Dược có nhiều màu sắc và kích thước phong phú. Tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn mà hãy lựa chọn giống hoa sao cho phù hợp:
- Dựa vào loại hoa: Hoa đơn và hoa kép
- Dựa vào kích thước: Cây có kích thước từ cao (>80cm), trung bình (40-80cm) cho đến thấp (<40cm).
- Ngoài ra giống hoa được lựa chọn phải khỏe mạnh, không mắc sâu bệnh và có thể phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường nơi bạn sinh sống.
>>Đọc thêm: ý nghĩa của các màu hoa thược dược<<
Lựa chọn đất (giá thể) trồng
- Nên lựa chọn loại đất mùn có độ tơi xốp cao, khả năng thoát nước và thông thoáng tốt cho cây Thược Dược. Ngoài ra, nếu bạn định xây dựng giá thể trồng cây, hãy chú ý đến tỷ lệ các loại đất cần thiết: ¼ phân chuồng, ½ đất phù sa, ¼ xỉ than hoặc xơ dừa. Sau đó sử dụng dung dịch Ridomil Gold với nồng độ 3g/lít hoặc Daconil với nồng độ 1g/lít để khử trùng nấm, vi khuẩn có trong giá thể.
Lựa chọn thời vụ
- Nên trồng hoa thược dược vào thời điểm cuối đông – đầu xuân để cây có thể phát triển tốt nhất. Bởi đây là thời gian cuối lạnh, đầu mùa ấm áp sẽ tạo điều kiện để cây có thể đâm chồi, hoa mọc dễ dàng. Ở nước ta, khu vực đồng bằng Bắc bộ thường trồng cây Thược Dược từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, khu vựa Đà Lạt có thể trồng quanh năm.
Lựa chọn loại chậu
- Tùy theo kích cỡ của hoa Thược Dược mà bạn hãy lựa chọn loại chậu cho phù hợp với bộ rễ của cây. Trong thời kỳ đầu, hãy lựa chọn loại chậu nhỏ để trồng, đến khi cây phát triển lớn hơn và bắt đầu ra hoa thì đổi sang chậu có kích thước lớn hơn để tránh kiềm chế sự phát triển của bộ rễ.
- Một số lưu ý khi trồng hoa Thược Dược bằng củ
- Các củ hoa Thược Dược kích cỡ trung bình trở lên nên trồng cách nhau từ 20 đến 40cm. Với những bông hoa có kích thước lớn nên đặt cách nhau từ 60cm.
- Hố trồng cây phải lớn hơn bầu rễ của cây một chút và bạn nên trộn thêm một ít phân chuồng hoặc xỉ than vào đất. Như vậy sẽ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây.
- Hố trồng cây thường đào sâu khoảng từ 15 đến 25cm. Đặt củ hoa Thược Dược vào trong đó rồi tiến hành lấp đất khoảng 4 đến 6cm so với chiều cao củ hoa. Khi cây bắt đầu nảy mầm, hãy lấp đất vào cho đến khi cây mọc lên đến mặt đất.
- Sử dụng các cọc cao từ 15 đến 20cm để cố định xung quanh cây Thược Dược vào thời điểm trồng và buộc dây vào các thân cây khi cây phát triển lớn hơn nhằm giúp cây được thẳng và đẹp.
- Cuối cùng, tưới nước thường xuyên cho cây và quan sát quá trình phát triển.
>>Đọc thêm: 6 Bước làm mứt dừa miếng dẻo tại nhà<<
Cách chăm sóc hoa thược dược
- Che nắng: Giai đoạn đầu mới trồng sử dụng lưới đen có độ che giảm ánh sáng 50% để che cho cây. Sau trồng 10-15 ngày, khi cây đã bén rễ và hồi xanh gỡ bỏ từ từ lưới đen (chỉ che vào buổi trưa và vào lúc nắng to). Sau trồng 20 ngày gỡ bỏ lưới che hoàn toàn.
- Tưới nước: Tưới ngày hai lần, tưới vào buổi sáng và trễ vào buổi chiều để tránh cây bị cháy nắng, không tưới quá nhiều làm cây bị úng.
- Bấm ngọn tạo tán: Sau trồng 10-15 ngày tiến hành bấm ngọn lần 1, cách gốc 7-8 cm (còn lại từ 3-4 cặp lá). Sau đó 15-20 ngày tiếp theo bấm lần 2. Lần bấm ngọn thứ 2 để lại từ 2-3 cặp lá ở trên mỗi nhánh. Tùy thuộc vào thời điểm thu hoạch mà có thể bấm ngọn lần thứ 3. Thời gian từ lần bấm cuối đến lúc nở hoa khoảng 50-55 ngày.
- Bón phân thúc: Sử dụng các loại phân bón NPK tổng hợp có bổ sung thành phần vi lượng, hòa tan tưới trên gốc. Ngoài ra nên kết hợp sử dụng thêm một số loại phân bón qua lá như: Đầu trâu 502, 702…
- Phòng trừ sâu, bệnh: Chậu hoa thược dược dễ bị tấn công bởi một số loại sâu như: Sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu khoang ăn lá và một số loại bệnh hại như: Bệnh thối thân và bệnh phấn trắng. Cần theo dõi để phát hiện sớm sâu bệnh, ưu tiên dùng các phương pháp sinh học như bẫy, bả, ngắt bỏ lá bị bệnh…Tuy nhiên nếu trường hợp sâu bệnh vượt ngưỡng kiểm soát thì cần sử dụng một số loại thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh như Trigard 100SL, Pegasus 500EC, Ascend 20SP, Sherpa 25EC, Anvil 5SC, Score 250EC, Topsin M 70WP…
- Thu hoạch hoa: Sau trồng 85-90 ngày cây có 1-2 nụ hoa hé màu sẽ thu hoạch. Cây hoa thược dược lùn nhỏ xinh được trồng chậu để ban công hay cửa sổ, bàn học, bàn làm việc rất đẹp hoặc có thể trồng phối với một số cây rủ khác tạo chậu hoa tổ hợp, trồng cảnh quan với một số loại khác.
Trên đây là chia sẻ Cách trồng và chăm sóc hoa thược dược, chúc bạn có một vườn hoa thật đẹp.