Để chắc chắn rằng chiếc mũ bảo hiểm của mình luôn hoạt động tốt và sử dụng lâu dài, bạn cần biết giữ gìn và bảo quản đúng cách. Bài viết dưới đây, chongiadung.net sẽ hướng dẫn bạn Cách bảo quản mũ bảo hiểm luôn bền và đẹp.
- Đánh giá dòng Smart Tivi Samsung 4K TU8500
- Tất tần tật thông tin về đá khô cho bạn
- Oppo A92 lộ ảnh trước ngày ra mắt
Nội dung bài viết:
Cách bảo quản mũ bảo hiểm luôn bền và đẹp
Mũ bảo hiểm là gì?
Theo Wilipedia thì:
Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa… (với nghĩa này, ở Việt Nam, người ta gọi bóng gió là “nồi cơm điện”). Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn, mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ sắt, mũ cối trong quân đội, các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao (bóng bầu dục, bóng chày, khúc côn cầu, trượt tuyết…) hay các loại mũ bảo hộ lao động (xây dựng, khai mỏ…).
Theo truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS,HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được gia cường bằng sợi carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn. Sự thúc đẩy mạnh mẽ phong trào, thậm chí bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện hai bánh đã từng là đề tài tranh luận nóng bỏng của nhiều người và những nhà khoa học trong thập niên 1990. Đến nay, nhiều quốc gia đã áp dụng luật này.
Cấu tạo của mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm được cấu tạo bởi các lớp, cụ thể như sau:
- Lớp vỏ ngoài làm từ nhựa cứng siêu bền.
- Lớp thứ hai bên trong lớp nhựa là đệm bảo vệ được làm bằng xốp, bảo vệ đầu khi va chạm.
- Lớp thứ ba làm bằng vải mềm giúp làm êm đầu khi đội mũ
- Quai cài có miếng giữ cằm để cố định mũ.
- Kính chắn gió làm từ nhựa trong suốt.
- Ngoài ra có một số loại nón bảo hiểm có đệm lót cổ, bọc gỡ cạnh,..
>>Đọc thêm: 7 mẹo trị chấy hiệu quả tại nhà<<
Mũ bảo hiểm có tuổi thọ bao lâu?
- Thời gian, tuổi thọ sử dụng mũ bảo hiểm tương đối lâu. Nếu một mũ bảo hiểm được bảo vệ tốt, có thể sử dụng liên tục từ 3 – 5 năm mà không hề bị hư hao. Tuy nhiên, tuổi thọ của mũ bảo hiểm cũng còn tùy thuộc khá nhiều vào loại nón và cấu tạo của chúng.
- Với dòng mũ bảo hiểm nửa đầu, nón có thiết kế nhỏ gọn, có giá thành tương đối rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, sản phẩm có tuổi thọ tương đối thấp. Nếu được bảo vệ tốt, tuổi thọ dao động khoảng độ 3 năm.
- Còn với dòng nón 3/4 đầu hoặc fullface, với thiết kế và cấu tạo khá chắc chắn là dòng nón chuyên dụng dùng để đi phươt, đi đường xa, nên khả năng bảo vệ đầu của sản phẩm này sẽ cao hơn hẳn các dòng nón nửa đầu. Do đo, tuổi thọ của dòng nón này có thể lên đến 4 – 5 năm.
Cách bảo quản mũ bảo hiểm
Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao
Nếu bạn để mũ bảo hiểm tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, sẽ dễ khiến cho các lớp nhựa ở vỏ nón dễ bị thay đổi kết cấu, nón sẽ bị giòn, dễ vỡ.
Đặc biệt, keo nón khi tiếp xúc với nhiệt độ cao cũng không còn khả năng kết dính, từ đó làm giảm chất lượng nón.
Tránh những va đập không cần thiết
Để đảm bảo được chất lượng và nâng cao độ bền cho mũ bảo hiểm, bạn cần bảo quản nón cẩn thận, hạn chế các va đập không cần thiết như: rơi nón, va phải tường, cạnh bàn,…
Nếu nón chịu tác động va đập, phần bên trong mũ bảo hiểm có thể sẽ bị hư hại dù nhìn bên ngoài mọi thứ vẫn rất chắc chắn. Điều đó có thể làm giảm khả năng chịu lực, và độ bền của nón cũng bị giảm.
Tránh xa sơn và các chất dung môi như xăng, dầu hỏa,…
Bạn nên để mũ bảo hiểm tránh tiếp xúc trực tiếp với sơn phun hoặc các loại hóa chất khác. Vì sơn phun và các chất dung môi có thể làm giảm độ bền, khả năng chống va chạm và khả năng bảo vệ của mũ bảo hiểm cũng bị giảm nhanh chóng.
Tránh ngâm quá lâu trong nước
Việc ngâm nón bỏa hiểm trong nước quá lâu, có thể sẽ làm mất liên kết giữa các phân tử EPS, keo dán. Đồng thời, mũ bảo hiểm khi thấm nước sẽ rất khó khô, dễ gây ra ẩm mốc, và các bệnh về da đầu như nấm da đầu, ngứa, gàu,…
Một số mẹo khi sử dụng mũ bảo hiểm
- Cẩn thận khi cầm mũ bảo hiểm, không để bị rơi hoặc va chạm không cần thiết, như thế sẽ làm rạn nứt lớp xốp bên trong.
- Khi đi mưa về, hãy dùng khăn mềm lau khô mũ bảo hiểm và kính che mắt, sấy khô quai nón và lớp lót để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
- Không nên treo mũ trên tay lái dễ gay trầy xước hay làm hỏng quai mũ.
- Không dùng nước nóng, nước muối hay các chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh để lau chùi dễ làm hỏng mũ.
- Nên vệ sinh nón thường xuyên (ít nhất 1 lần/tháng) bằng các chất tẩy nhẹ như nước rửa chén, dầu gội đầu,.. để mũ không bị bong tróc sơn mà vẫn đảm bảo sạch sẽ như mới.
- Nên cất giữ mũ bảo hiểm ở nơi mát mẻ và khô ráo để tránh nấm mốc sinh sôi.
- Khi kính che mắt của nón bị bám bụi, hãy đặt một chiếc khăn (giấy hoặc vải mịn) ẩm lên kính trong năm hay mười phút. Nó sẽ lấy đi bụi bẩn mà không làm trầy xước “tấm chắn” mỏng manh, sau đó có thể dùng khăn mịn lau lại để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn.
- Tuyệt đối không đội mũi bảo hiểm khi tóc ướt vì khi đó, da đầu sẽ nhiều gàu, nhanh bị nấm.
Trên đây là chia sẻ Cách bảo quản mũ bảo hiểm luôn bền và đẹp, mong rằng bài viết màn lại chút thông tin bổ ích cho bạn! Chúc bạn thành công!