Kìm là dụng cụ cầm tay rất cần thiết cho người thợ điện hay cơ khí, mỗi loại đều có những chức năng riêng biệt và được ứng dụng rộng rãi. Cùng Chongiadung.net tham khảo bài viết bên dưới về 7 loại kìm sử dụng phổ biến trong gia đình nhé!
Nội dung bài viết:
7 loại kìm sử dụng phổ biến trong gia đình
Kìm là gì?
Giống như kéo, kìm bao gồm một cặp kim loại cạnh sắc xoay xung quanh một trục cố định. Nguyên lý hoạt động cơ bản dựa trên nguyên lý đòn bẩy. Ngoài ra cũng có một số loại kìm nhỏ gọn không sử dụng trục cố định hai nửa mà lợi dụng tính đàn hồi của kim loại. Kìm được sử dụng để cắt đứt, giữ các vật liệu khác nhau và với nhiều mục đích khác nhau.
1. Kìm bấm (kìm chết)
Kìm bấm chết hay còn gọi là kìm chết dùng để kẹp hoặc giữ chặt vật cần kẹp, kìm chết không dùng để vặn đai ốc hay xiết bu long, vì khi vặn ốc kìm chết sẽ làm hư đầu đai ốc.
Cấu tạo của kìm chết là có tay cầm, ngàm kìm có nút điều chỉnh phù hợp với vật càn kẹp và chế độ khóa lại giúp cho việc kẹp, giữ chặt vật càn kẹp. Ngàm của kìm chết có rất nhiều loại như: thông thường, mỏ dẹp, mỏ vịt, bán nguyệt, một ngàm cong, hình tam giác,…
Cấu tạo của kìm chết là có tay cầm, ngàm kìm có nút điều chỉnh phù hợp với vật càn kẹp
Tùy theo hình dạng, kích thước của vật cần kẹp mà bạn có thể lựa chọn một kìm chết thích hợp với công việc sửa chữa hãy lắp đặt điện nước. Ví dụ kìm chết hình dẹp dùng để kẹp tấm tôn, thép, kìm chết ngàm song song dùng để kẹp phôi, kìm chết ngàm cong dùng để kẹp phôi và thanh….
>>Đọc thêm: Hướng dẫn cách chia sẻ chính xác một địa điểm trên Google Maps bằng Plus codes<<
2. Kìm răng (kìm bằng)
Đây cũng là loại kìm được sử dụng phổ biến, thường được dùng để cắt những sợi dây điện lớn hay sợi dây thép. Với cấu tạo nhỏ gọn giúp cho việc mang đi lại trở nên dễ dàng hơn.
Tay cầm của kìm có mấu hãm chống tuột tay về đầu kìm. Đầu kìm gồm 3 khe, 1 khe để cắt và 2 khe để tuốt. Thường được dùng để cắt, kẹp, giữ, tuốt dây thép, dây điện, đinh.
3. Kìm nhọn
Kìm nhọn hay kìm mỏ nhọn dùng để kẹp, giữ hay quấn các vật dụng nhỏ trong không gian hẹp mà những dụng cụ cầm tay khác không làm được.
Kìm mỏ nhọn rất tiện lợi trong việc quấn những sợi dây điện, dây thép, dây đồng,… được dụng trong ngành điện, cơ khí và xây dựng.
4. Kìm cắt
Kìm cắt hay còn gọi là kìm cắt chéo dùng để cắt, tuốt dây điện hay cắt kim loại như đinh, những vật thể cứng, và có thể kẹp hay uốn những vật nhỏ,… Kìm cắt được sử dụng trong ngành điện, cơ khí, viễn thông,…
5. Kìm cộng lực
Kìm cộng lực hay còn gọi là Bolt Cutter, là một công cụ cơ khí cầm tay sử dụng với nguyên lý cộng lực, cho khả năng cắt uốn những vật liệu có độ cứng vừa phải cho đến một số kim loại siêu cứng như: sắt, thép, thiếc, đồng….
Cấu tạo của kìm cộng lực dựa trên nguyên lý kiểu đòn bẩy với lưỡi cắt nhỏ và hai tay cầm dài để tạo lực cắt lớn.
Hầu hết các loại kìm công nghiệp cộng lực đều có lưỡi kìm được làm từ thép hợp kim được rèn và gia nhiệt với công nghệ hiện đại mang lại độ sắc bén vượt trội, cho phép chúng ta cắt các loại kim loại siêu cứng mà không cần đến điện.
Hầu hết các loại kìm công nghiệp cộng lực đều có lưỡi kìm được làm từ thép hợp kim được rèn và gia nhiệt với công nghệ hiện đại.
Kìm cộng lực mang tính ứng dụng cao trong các ngành sửa chữa thiết bị và vật dụng cơ khí, công nghiệp và xây dựng,… và còn là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp giữ chặt các vật dụng trong hàn, bào đồ kim loại nhờ vào gọng kìm chắc chắn và tay cầm dài chịu lực tốt.
6. Kìm đa năng
Kìm đa năng hay còn gọi là kìm mỏ bằng là loại kìm sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các loại kìm.
Kìm mỏ bằng được dùng để cắt, bấm, kéo, vặn, xiết, tuốt dây, kẹp,… các vật nhỏ nên rất tiện dụng. Trong ngành điện gọi kìm mỏ bằng là kìm điện hay kìm thợ điện vì mỗi người thợ điện đều phải có ít nhất một kìm điện để làm việc.
Kìm mỏ bằng có nhiều loại khác nhau và phân ra làm 2 dạng là kìm cách điện hay không cách điện. Không cách điện dùng cho thợ cơ khí, kìm cách điện dùng cho thợ điện, kìm cách điện có thể là cách điện 450V hay cách điện 1000V.
7. Kìm tuốt dây
Đây là sản phẩm có công dụng hữu ít và cần thiết phải có trong tủ đồ của mỗi gia đình. Kìm tuốt dây có thể tuốt dây điện với lõi 0.2 – 6mm, cắt dây, bấm đầy. Kìm có thể tuôt 1 lõi hoặc nhiều lõi, tuốt đầu dây hoặc giữa dây.
Sản phẩm được cấu tạo với 2 gọng kìm độ bám lớn, sản phẩm giúp tuốt phần vỏ dây cực ngọt và dễ dàng mà không cần dao kéo hay đốt lửa như trước.
>>Đọc thêm: Đánh giá máy xay sinh tố Happycook HCB-150C<<
Một số lưu ý khi sử dụng kìm tại nhà
- Không cắt dây cứng trừ phi kìm của bạn được thiết kế để cắt loại dây này. Lưu ý về đường kính tối đa mà kìm của bạn có thể cắt được với từng loại.
- Không dùng kìm khi kìm bị nung nóng ở nhiệt độ cao và không dùng kìm để cắt dây đang bị nung nóng.
- Không dùng kìm cỡ nhỏ để uốn cong, bẻ dây cứng, vì khi đó bạn sẽ làm hư hại mũi kìm, nên dùng kìm cỡ lớn cho các loại dây cứng.
- Không dùng kìm để đóng giống như với búa.
- Không dùng búa đóng vào kìm để tạo lực cắt dây cứng hoặc cắt đai ốc.
- Không dùng ống nối vào cán kìm để tăng lực cắt. Nếu bạn cần cắt vật cứng có độ dày lớn thì nên dùng kìm cắt cộng lực.
- Không dùng bao cán kìm như vật cách điện trừ trường hợp kìm của bạn là loại chuyên dụng có cách điện (VDE). Bao cán kìm tạo sự thoải mái cho bạn khi sử dụng chứ không phải là vật cách điện hoàn hảo trừ loại kìm chuyên dụng.
- Không dùng kìm để vặn bu lông, đai ốc, mỏ lết hoặc cờ lê sẽ là sự lựa chọn tốt hơn cho bạn.
Trên đây là bài viết Các loại kìm thông dụng, phổ biến. 7 loại kìm sử dụng phổ biến trong gia đình.