Vật dụng gốm sứ an toàn cho người sử dụng, vì vậy nó được sử dụng rộng rãi trong mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, nhược điểm của gốm sứ dễ vỡ, sứt mẻ khi có va chạm mạnh. Cùng chongiadung.net chia sẻ 5 Cách làm lành đồ sứ bị vỡ đơn giản tại nhà trong bài viết dưới đây.
- Trẻ sơ sinh nằm điều hòa có tốt không Cách sử dụng điều hòa an toàn cho trẻ sơ sinh
- Môi trường là gì? Vai trò và chức năng của môi trường
- Đánh giá Máy lạnh 2 chiều Panasonic Inverter 1 HP CU/CS-YZ9WKH-8
Nội dung bài viết:
Tìm hiểu về đồ gốm sứ
Gốm là gì?
- Gốm là những sản phẩm được tạo hình bằng cách lấy hỗn hợp đất sét, các nguyên tố đất, bột và nước rồi tạo hình thành các hình thức mong muốn.
- Khi đồ gốm đã được định hình, nung chúng đến nhiệt độ cao (600-1600 ° C) trong lửa hoặc lò nung và gây ra các phản ứng dẫn đến thay đổi vĩnh viễn làm tăng độ bền và độ cứng của gốm. Thông thường, gốm sứ được phủ một lớp sơn trang trí, chống thấm nước, được gọi là men.
- Đồ gốm là một trong những phát minh lâu đời nhất của con người, có từ thời kỳ đồ đá mới.
- Đồ gốm có thể được chia thành ba nhóm chính: đất nung, sành và sứ. Để tạo ra các dạng khác nhau, phụ thuộc vào đặc tính của đất sét và nhiệt độ nung.
Sứ là gì?
- Sứ là một dạng vật liệu thành phẩm của gốm được làm bằng cách nung nguyên liệu thô, thường bao gồm đất sét ở dạng cao lanh, trong lò nướng ở nhiệt độ từ 1.200 ° C (2.192 ° F) đến 1.400 ° C (2.552 ° F). Lúc này, độ bền và độ sáng của sứ sẽ phát sinh từ sự hình thành thủy tinh và khoáng vật mullite trong các phần được nung ở nhiệt độ cao.
- Quá trình làm đồ sứ được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sứ có các đặc tính như độ thấm nước thấp, độ đàn hồi, độ bền, độ cứng, độ trong, độ giòn, độ trắng, độ sáng và độ vang. Sứ có khả năng chống hóa chất, chống sốc nhiệt cao.
- Sứ được sử dụng cho mặt bàn, nhà bếp, đồ vệ sinh cá nhân và đồ trang trí, các sản phẩm nghệ thuật và gạch lát. Khả năng chống lại dòng điện cao của nó làm cho sứ trở thành một chất cách điện rất tốt. Sứ cũng được sử dụng trong các sản phẩm răng giả.
Gốm và sứ khác nhau chủ yếu về đặc điểm nào
Nhiệt độ nung
- Gốm có nhiệt độ nung thấp hơn sứ. Gốm chỉ nung ở nhiệt độ cao nhất chỉ khoảng 700-800 độ. Nếu tăng nhiệt độ cao hơn nữa, sản phẩm sẽ bị méo mó, sần sùi hoặc nứt, vỡ.
- Sứ có nhiệt độ nung khoảng 1.200 ° C (2.192 ° F) và 1.400 ° C (2.552 ° F).
- Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nhiệt độ nung để biết thì đôi khi không đúng, ví dụ như sành (gốm thô), có khi nung ở nhiệt độ cao hơn sứ hoặc gốm chịu lửa, được nung ở nhiệt độ cao > 1350 ° C nhưng nó vẫn được gọi là gốm.
Tính bao hàm
- Gốm là các sản phẩm được làm từ đất sét và hỗn hợp của nó với các chất phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ, được nung trên ngọn lửa. Theo nghĩa rộng, gốm là sản phẩm được sản xuất bằng cách nung nóng các vật liệu dạng bột bao gồm các khoáng chất tự nhiên và các chất vô cơ tổng hợp bao gồm kim loại.
- Tùy theo nguyên liệu và kỹ thuật xử lý nguyên liệu, phương pháp nung (nhiệt độ) khác nhau tạo ra các loại gốm khác nhau, phổ biến là: gốm đất nung, sành nâu, đất nung xốp, đất nung trắng,… bán sứ, sành sứ… Như vậy, gốm là tên gọi chung và đồ sứ là một trong những sản phẩm của gốm.
Sử dụng men
- Cả gốm và sứ đều có thể tráng men, hoặc không (có những đồ sứ kỹ thuật không cần tráng men).
- Tuy nhiên, thông thường Gốm là đồ thô sơ đã được nung qua lửa nhưng không có men, chất liệu thường thô. Trong khi đó, đồ sứ phải được tráng men.
Mục đích sử dụng
- Gốm thường được dùng trong trang trí nhà cửa, lọ hoa, lục bình hay các bức tranh gốm đẹp, gạch …
- Đồ sứ được dùng trong nhà bếp, đồ gia dụng, bàn ăn, bộ ấm chén, chén, thìa … Vì được nung ở nhiệt độ cao và tráng men nên về độ an toàn, không độc hại thì chúng ta nên dùng đồ sứ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Độ vang
- Để phân biệt, chúng ta dùng đũa hoặc que kim loại gõ vào sản phẩm.
- Các sản phẩm bằng sứ sẽ cho âm vang lâu hơn.
>>Đọc thêm: 3 Cách luộc trứng lòng đào đơn giản tại nhà<<
5 Cách làm lành đồ sứ bị vỡ đơn giản tại nhà
Làm thế nào để Sửa chữa đồ gốm khi chẳng may bị vỡ, dưới đây là 6 cách giúp hàn gắn lại đồ gốm sứ bị vỡ bằng những vật liệu quen thuộc bạn có thể áp dụng để thực hiện xử lý các trường hợp như: Vỡ nắp ấm, Đĩa vỡ dán bằng gạc
1. Sử dụng sữa tươi không đường để làm lạnh đồ gốm sứ bị vỡ
Chuẩn bị:
- Sữa tươi không đường.
- Keo 502.
Thực hiện:
- Bước 1: Bạn ghép các mảnh vỡ lại với nhau rồi dùng keo 502 nhỏ vào các vết nứt vỡ từ bên trong để cố định.
- Bước 2: Sau đó dùng sữa tươi không đường phủ lên tất cả các đồ vật và để qua đêm.
Lưu ý: Keo 502 có dán được sứ không? Câu trả lời ở đây là không, tuy nhiên ở cách này bạn cần sử dụng thêm sữa tươi để đạt hiệu quả kết dính cao.
2. Hàn gắn đồ gốm sứ bằng lòng trắng trứng
Chuẩn bị:
- Lòng trắng trứng gà.
Thực hiện:
- Bạn dùng lòng trắng trứng bôi lên bề mặt bị vỡ rồi ghép các mảnh lại với nhau.
- Sau đó lau sạch phần lòng trắng trứng thừa, rồi để khoảng 30 – 60 phút cho kết dính lại.
3. Sử dụng giấm, lòng trắng trứng, sữa bò và vôi bột
Chuẩn bị:
- 100ml sữa tươi.
- Giấm.
- 1 quả trứng gà.
- Vôi bột.
- Băng dính.
- Cây cọ sơn nhỏ hoặc bàn chải đánh răng
Thực hiện:
- Bước 1: Bạn dùng 100ml sữa tươi, trộn đều với một ít giấm để tạo thành hỗn hợp thật đặc.
- Bước 2: Sau đó, bạn cho ½ lòng trắng trứng gà vào nước khuấy đều, đổ vào hỗn hợp sữa và giấm đã pha ở bước 1. Đồng thời, bạn cho thêm một chút vôi bột để tạo thành hỗn hợp keo dính.
- Bước 3: Bạn dùng keo này bôi lên chỗ bị đứt, gãy rồi dùng băng dính buộc chặt lại. Khi keo gần khô, đun trên bếp một lúc. Chờ cho đến khi keo khô, vết nứt đã được bịt kín.
4. Hàn gắn đồ gốm sứ bằng phèn chua
Chuẩn bị:
- Phèn chua.
- Cây cọ sơn nhỏ hoặc bàn chải đánh răng cũ.
Thực hiện:
- Bước 1: Những đồ gốm sứ bị vỡ bạn đem đi rửa sạch rồi lau khô.
- Bước 2: Bạn đun một ít phèn chua cho đến khi chuyển sang màu trong suốt. Sau đó, tranh thủ lúc phèn chua còn nóng, bạn dùng cọ quét phèn chua lên đồ gốm sứ để cố định những mảnh vỡ.
5. Keo chuyên dụng dán gốm sứ
Chuẩn bị:
- Keo dán PVA (Cho đồ gốm) hoặc keo Epoxy (Cho đồ sứ và thủy tinh).
- Găng tay.
- Lò vi sóng.
- Bông gòn.
- Dao tem (dao lam).
- Rượu hoặc nước tẩy sơn móng tay.
- Cây cọ sơn nhỏ hoặc bàn chải đánh răng cũ.
Thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị một đôi găng tay sạch để tránh keo dính vào tay. Tiếp theo, bạn dùng bông thấm nước ấm hoặc nước xà phòng để loại bỏ chất bẩn trên phần đồ bị hỏng.
- Bước 2: Cho đồ gốm vào lò vi sóng ở nhiệt độ 50 độ C và để 30 phút cho đồ khô. Sau đó bạn thực hiện thao tác dán keo trong khi đồ vẫn còn ấm.
- Bước 3: Bạn lấy một lượng keo vừa đủ để sử dụng.
- Nếu đồ chỉ bị nứt: Dùng tăm hoặc cọ quét keo vào vết nứt trên đồ gốm.
- Nếu món đồ bị vỡ hoàn toàn thành 2 hoặc nhiều mảnh: Dùng chổi quét keo dọc theo 2 mép đứt và nhẹ nhàng ghép các mảnh lại với nhau. Giữ các miếng cố định trong 30-60 giây trước khi thả ra.
- Bước 4: Loại bỏ phần keo thừa bị rỉ ra khỏi vết nứt bằng cách dùng bông gòn tẩm cồn, dung dịch tẩy sơn móng tay hoặc dùng dao cạo cạo nhẹ.
Cuối cùng, để đồ qua đêm trước khi sử dụng tiếp!
Trên đây là chia sẻ 5 Cách làm lành đồ sứ bị vỡ đơn giản tại nhà. Chúc bạn thực hiện thành công tại nhà.